Tại sao người ta khuyên mẹ bầu cần kiêng nằm võng trong thai kỳ?

Khi mang thai, chắc chắn hầu hết mẹ bầu đều được người lớn trong nhà khuyên không nên nằm võng nhưng không ai lý giải nguyên nhân vì sao.
Thực tế, nhiều mẹ bầu cảm thấy thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn khi được nằm võng nhất là khi chiếc bụng đã đến giai đoạn vượt mặt. Song, liệu điều này có thực sự an toàn?
Ý kiến của các chuyên gia về việc nằm võng khi mang thai
Chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ của con người Sophie Schwartz (trường Đại học Geneva -Thụy Sĩ) căn cứ trên những nghiên cứu của mình đã khẳng định bản chất của giấc ngủ sẽ thay đổi nếu con người đi vào giấc ngủ với sự hỗ trợ của chiếc võng đung đưa. Theo đó, bằng cách đo điện não đồ của các tình nguyện viên được cho nằm võng, chuyên gia nhận thấy rằng giấc ngủ của họ đến nhanh hơn, đồng thời chất lượng giấc ngủ được cải thiện đáng kể và trí nhớ nhờ đó cũng được tăng cường. Điều này đã mở ra một hướng ứng dụng mới đầy hy vọng trong việc điều trị chứng mất ngủ vốn đang ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực y tế lại khuyến cáo các thai phụ không nên nằm võng trong lúc mang thai vì nó có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp. Giải thích điều này, các chuyên gia cho rằng khi nằm trên võng, ngực và bụng thai phụ sẽ bị chèn ép, dồn sâu xuống vùng trũng nhất của võng ở tư thế đầu và chân đồng thời được kê quá cao. Với sức ép dồn từ hai phía như thế này, thai phụ không thể tránh khỏi tình trạng khó thở, dẫn đến suy hô hấp trong giấc ngủ say.
Thêm vào đó, khi đầu được kê quá cao cũng đồng nghĩa việc máu lưu thông lên não sẽ gặp trở ngại, gây ra tình trạng thiếu oxy lên não. Chưa kể, nằm võng còn tiềm ẩn nguy cơ té ngã, nhất là khi ở vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai phụ đã tăng cân khá nhiều và trở nên chậm chạp hơn trong các phản ứng.
Như vậy, lời khuyên không nên nằm võng trong thai kỳ không phải là không có lý do, đặc biệt là khi các mẹ bầu đã bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho mẹ bầu bằng tư thế nằm chuẩn
Mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ mẹ bầu sẽ có những thay đổi rất đáng kể. Ứng với sự thay đổi này là những thích ứng quan trọng trong lối sinh hoạt, trong đó có tư thế ngủ.
Nếu muốn có được một giấc ngủ sâu và dài, mẹ bầu cần tạo cho mình tư thế nằm chuẩn ứng với từng giai đoạn:
Tư thế nằm chuẩn trong ba tháng đầu thai kỳ:
Tư thế nằm chuẩn trong ba tháng cuối thai kỳ
Ở ba tháng đầu, mẹ bầu có thể chọn cho mình tư thế ngủ quen thuộc nhất để có được sự thoải mái.
Lúc này, bụng mẹ không quá lớn. Mẹ có thể chọn cho mình tư thế ngủ quen thuộc nhất để có được sự thoải mái, thậm chí ở cả tư thế nằm ngửa cũng không đáng ngại. Mặc dầu vậy, cần hạn chế nằm ở tư thế sấp bởi nó không tốt cho sức khỏe của người bình thường, phương chi mẹ lại đang trong giai đoạn bầu bí.
Tư thế nằm chuẩn trong ba tháng giữa thai kỳ
Ở ba tháng giữa thai kỳ, mẹ nên bắt đầu làm quen với tư thế nằm nghiêng để mang đến sự dễ chịu nhất.
Mặc dầu vẫn chưa đến mức “bụng to vượt mặt” nhưng việc bảo vệ chiếc bụng lấp ló cũng là điều hết sức quan trọng. Từ lúc này, mẹ nên bắt đầu làm quen với tư thế nằm nghiêng để mang đến sự dễ chịu nhất. Nếu cảm thấy khó khăn ở thời điểm ban đầu, mẹ có thể dùng một chiếc gối mềm để kê chân cao lên.
35182-ba-bau-nam-vong-3
Ba tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần sự hỗ trợ của những chiếc gối chuyên dụng.
Do lúc này tử cung của mẹ đã bắt đầu xoay theo hướng phải nên các chuyên gia khuyên mẹ nghiêng về phía trái trong lúc ngủ nhằm tránh những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Mẹ có thể chọn mua cho mình những chiếc gối ngủ chuyên dụng để lúc nào cũng có được tư thế nằm an toàn nhất cho con. Điều quan trọng cần nhớ là tránh nằm co người khiến em bé trong bụng chịu áp lực.
35183-ba-bau-nam-vong-4
Những bí quyết giúp mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ
Việc nằm võng suy cho cùng cũng chỉ để giải quyết chứng mất ngủ mà mẹ bầu đang gặp phải. Thế nhưng, vẫn còn nhiều cách an toàn hơn để ru mẹ bầu vào giấc ngủ thay vì chọn giải pháp ngủ võng. Đó là:
Uống một cốc sữa ấm trước lúc ngủ sẽ giúp mẹ bầu ngủ sâu giấc hơn.
– Tránh thức uống chứa caffeine: cà phê, sô cô la, trà đen…
– Trước lúc ngủ nên ăn uống nhẹ: sữa ấm, ngũ cốc, phomai…
– Ban ngày uống đủ nước, giảm uống nước vào ban đêm.
– Trước lúc lên giường ngủ, hãy tắm mình với nước ấm.
– Nếu muốn, có thể quan hệ vợ chồng như một cách để bạn đi vào giấc ngủ.
– Luôn giữ phòng ngủ ở nhiệt độ mát mẻ
– Massage trước lúc ngủ
– Tập một bài hít thở sâu trước lúc ngủ
– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

– Sau cùng, cần tránh các nguyên nhân gây mất ngủ như ngủ trưa quá nhiều, ăn nhiều thực phẩm gia vị cay, ăn quá no hoặc để quá đói trước lúc ngủ, bật đèn quá sáng và ngủ không theo giờ giấc nhất định.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »