Sự kiện “Giờ trái đất” được tổ chức bởi Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) vào một ngày trong tháng Ba hàng năm và được lựa chọn bởi tổ chức này. Những người tham gia, bao gồm các thành phố, cá nhân, và các tòa tháp nổi tiếng như tháp Eiffel (Pháp) sẽ tắt điện từ 8:30 đến 9:30 tối theo giờ địa phương để minh chứng sự quan trọng của tiết kiệm năng lượng và bảo tồn tài nguyên.
Hơn 350 tòa tháp ở 178 nước trên thế giới đã tham gia vào chương trình Giờ trái đất năm nay. Giờ trái đất năm nay có chủ đề “Những địa điểm mà chúng ta yêu quý” (Places We Love) để nhắc nhở chúng ta cần gỡ bỏ những mối đe dọa phá hủy những địa điểm thiên nhiên yêu quý như bãi biển và các đỉnh núi cao.
Những người tổ chức cho biết sự kiện Giờ trái đất năm nay là đặc biệt quan trọng bởi vì chúng ta đã đạt được thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu ở Paris vừa qua để cả thế giới cùng nỗ lực giảm khí thải các-bon và lan tỏa công nghệ xanh.
Nhưng những điều ước chưa từng có tiền lệ ở Paris cũng đã đưa ra câu hỏi: Trong khi thế giới đang có rất nhiều hành động về biến đổi khí hậu, tại sao chúng ta vẫn cần phải nâng cao nhận thức về nó?
Theo bối cảnh này, những người tham gia sự kiện Giờ trái đất có thể nhìn thấy sự dịch chuyển về thời gian của nhận thức đối với biến đổi khí hậu.
Năm 2007, Giờ trái đất được bắt đầu ở Úc. Một năm sau đó, nó trở thành sự kiện trên toàn thế giới và cũng vào thời gian này thì biến đổi khí hậu ít được quan tâm như là một vấn đề toàn cầu so với ngày nay, cho dù cộng đồng các nhà khoa học đã cảnh báo về sự nóng lên toàn cầu từ trước đó, ít nhất là từ những năm 1970. Chỉ có 35 quốc gia trên toàn cầu tham gia sự kiện Giờ trái đất lần đầu tiên.
Một năm sau đó, Liên hợp quốc đã tổ chức một diễn đàn về biến đổi khí hậu ở Copenhagen (Đan Mạch) mà không đưa ra được một hiệp ước quốc tế. Một số nước phát triển đã bị chỉ trích cho thất bại này, trong đó có Mỹ.
Vào năm 2010, tổ chức nghiên cứu Pew đưa ra một báo cáo cho biết chỉ có 37% người Mỹ và 40% người Anh cho rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề nghiêm trọng, trong khi 85% người Brazin và 58% người Nhật bày tỏ sự quan ngại sâu sắc. Cũng vào năm đó, số lượng quốc gia tham gia vào sự kiện Giờ trái đất đã tăng lên con số 128 nước.
Hai năm trước đây, nghiên cứu của Ủy ban châu Âu cho thấy 62% người dân châu Âu cho rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề nghiêm trọng và trở thành vấn đề nghiêm trọng lớn thứ hai mà loại người phải đối mặt. Một nghiên cứu khác của Ủy ban châu Âu vào năm 2011 cho biết có đến 89% người dân châu Âu được hỏi tin rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề nghiêm trọng, trong đó có 51% tin rằng đây là một vấn đề “rất nghiêm trọng”.
Nhiều số liệu gần nhất đã cho thấy câu chuyện đã hoàn toàn khác. Theo một khảo sát được thực hiện bởi Pew vào năm 2015 thì có khoảng 50 đến 60% người dân châu Âu ở tuổi trung niên cho rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề “đặc biệt nghiêm trọng”.
Cũng theo báo cáo này của Pew, có đến 45% người dân châu Á và 38% người dân Trung Đông cho biết biến đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng.
Trong một khảo sát khác của Pew được phát hành trong hội nghị Paris cho thấy công dân Mỹ và Trung Quốc là những người tụt lại đằng sau các quốc gia khác đối với nhận thức được biến đổi khí hậu là một vấn đề nghiêm trọng và có khả năng ảnh hưởng đến họ.
Trong khi chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh áp dụng luật bảo vệ môi trường thì chỉ có 18% người Trung Quốc được hỏi bày tỏ sự lo ngại về biến đổi khí hậu, một con số không tương xứng với một nước đang tạo ra 27% lượng khí thải các-bon trên toàn cầu.
Một số nghiên cứu khác cho thấy ngày càng xuất hiện nhiều những người “từ chối biến đổi khí hậu”, những cá nhân khẳng định hoặc là biến đổi khí hậu sẽ không diễn ra hoặc là nó không có nguồn gốc từ con người. Một khảo sát vào năm 2014 được thực hiện bởi Ipsos Mori cho thấy những phản ứng khác nhau trên toàn cầu và Mỹ là nước có tỷ lệ cao nhất nói không với biến đổi khí hậu. Anh và Úc đồng thời cũng là những nước có tỷ lệ cao nói không với biến đổi khí hậu.
Ở Mỹ, các chính trị gia Đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục từ chối với biến đổi khí hậu. Vào mùa thu năm ngoái, ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa là ông Ted Cruz nói rằng: “Biến đổi khí hậu không phải là khoa học. Nó là một tôn giáo.”. Tính đến tháng Một năm 2015, chỉ khoảng 15% Đảng Cộng hòa cho rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề ưu tiên của chính phủ so với 54% của Đảng Dân chủ.
Các nhà nghiên cứu của Pew viết rằng: “Đảng Dân chủ dường như nhận thấy biến đổi khí hậu là một vấn đề hơn là Đảng Cộng hòa và nó có ảnh hưởng đến cá nhân và các đại biểu Mỹ khi tham gia vào một thỏa thuận hạn chế hiệu ứng nhà kính.”
Trong khi hầu hết quan chức chính phủ ở các quốc gia trên thế giới đồng ý thực hiện các bước ngăn chặn sự biến đổi khí hậu và phần lớn người Mỹ hiện nay cũng đồng tình rằng biến đổi khí hậu có yếu tố con người, thì ảnh hưởng về lâu dài của những suy nghĩ phản bác biến đổi khí hậu cho thấy Giờ trái đất vẫn còn có liên quan.
“Thế giới đang ở ngã ba đường về biến đổi khí hậu,” ông Das, người phụ trách sự kiện Giờ trái đất toàn cầu nói. “Trong khi chúng ta đang chứng kiến sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hơn bao giờ hết, thì chúng ta cũng chứng kiến một một động lực mới về các hành động đối với khí hậu vượt qua biên giới và các thế hệ. Từ phòng khách cho đến các lớp học và các diễn đàn, mọi người đều được yêu cầu có hành động về khí hậu. Sự kiện Giờ trái đất lần thứ mười này là lúc để chúng ta đảm bảo rằng chúng ta đang được trao quyền tham gia vào các giải pháp chống lại sự biến đổi khí hậu.”
Những người tổ chức cho biết sự kiện Giờ trái đất năm nay là đặc biệt quan trọng bởi vì chúng ta đã đạt được thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu ở Paris vừa qua để cả thế giới cùng nỗ lực giảm khí thải các-bon và lan tỏa công nghệ xanh.
Nhưng những điều ước chưa từng có tiền lệ ở Paris cũng đã đưa ra câu hỏi: Trong khi thế giới đang có rất nhiều hành động về biến đổi khí hậu, tại sao chúng ta vẫn cần phải nâng cao nhận thức về nó?
Theo bối cảnh này, những người tham gia sự kiện Giờ trái đất có thể nhìn thấy sự dịch chuyển về thời gian của nhận thức đối với biến đổi khí hậu.
Năm 2007, Giờ trái đất được bắt đầu ở Úc. Một năm sau đó, nó trở thành sự kiện trên toàn thế giới và cũng vào thời gian này thì biến đổi khí hậu ít được quan tâm như là một vấn đề toàn cầu so với ngày nay, cho dù cộng đồng các nhà khoa học đã cảnh báo về sự nóng lên toàn cầu từ trước đó, ít nhất là từ những năm 1970. Chỉ có 35 quốc gia trên toàn cầu tham gia sự kiện Giờ trái đất lần đầu tiên.
Một năm sau đó, Liên hợp quốc đã tổ chức một diễn đàn về biến đổi khí hậu ở Copenhagen (Đan Mạch) mà không đưa ra được một hiệp ước quốc tế. Một số nước phát triển đã bị chỉ trích cho thất bại này, trong đó có Mỹ.
Vào năm 2010, tổ chức nghiên cứu Pew đưa ra một báo cáo cho biết chỉ có 37% người Mỹ và 40% người Anh cho rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề nghiêm trọng, trong khi 85% người Brazin và 58% người Nhật bày tỏ sự quan ngại sâu sắc. Cũng vào năm đó, số lượng quốc gia tham gia vào sự kiện Giờ trái đất đã tăng lên con số 128 nước.
Hai năm trước đây, nghiên cứu của Ủy ban châu Âu cho thấy 62% người dân châu Âu cho rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề nghiêm trọng và trở thành vấn đề nghiêm trọng lớn thứ hai mà loại người phải đối mặt. Một nghiên cứu khác của Ủy ban châu Âu vào năm 2011 cho biết có đến 89% người dân châu Âu được hỏi tin rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề nghiêm trọng, trong đó có 51% tin rằng đây là một vấn đề “rất nghiêm trọng”.
Nhiều số liệu gần nhất đã cho thấy câu chuyện đã hoàn toàn khác. Theo một khảo sát được thực hiện bởi Pew vào năm 2015 thì có khoảng 50 đến 60% người dân châu Âu ở tuổi trung niên cho rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề “đặc biệt nghiêm trọng”.
Cũng theo báo cáo này của Pew, có đến 45% người dân châu Á và 38% người dân Trung Đông cho biết biến đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng.
Trong một khảo sát khác của Pew được phát hành trong hội nghị Paris cho thấy công dân Mỹ và Trung Quốc là những người tụt lại đằng sau các quốc gia khác đối với nhận thức được biến đổi khí hậu là một vấn đề nghiêm trọng và có khả năng ảnh hưởng đến họ.
Trong khi chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh áp dụng luật bảo vệ môi trường thì chỉ có 18% người Trung Quốc được hỏi bày tỏ sự lo ngại về biến đổi khí hậu, một con số không tương xứng với một nước đang tạo ra 27% lượng khí thải các-bon trên toàn cầu.
Một số nghiên cứu khác cho thấy ngày càng xuất hiện nhiều những người “từ chối biến đổi khí hậu”, những cá nhân khẳng định hoặc là biến đổi khí hậu sẽ không diễn ra hoặc là nó không có nguồn gốc từ con người. Một khảo sát vào năm 2014 được thực hiện bởi Ipsos Mori cho thấy những phản ứng khác nhau trên toàn cầu và Mỹ là nước có tỷ lệ cao nhất nói không với biến đổi khí hậu. Anh và Úc đồng thời cũng là những nước có tỷ lệ cao nói không với biến đổi khí hậu.
Ở Mỹ, các chính trị gia Đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục từ chối với biến đổi khí hậu. Vào mùa thu năm ngoái, ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa là ông Ted Cruz nói rằng: “Biến đổi khí hậu không phải là khoa học. Nó là một tôn giáo.”. Tính đến tháng Một năm 2015, chỉ khoảng 15% Đảng Cộng hòa cho rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề ưu tiên của chính phủ so với 54% của Đảng Dân chủ.
Các nhà nghiên cứu của Pew viết rằng: “Đảng Dân chủ dường như nhận thấy biến đổi khí hậu là một vấn đề hơn là Đảng Cộng hòa và nó có ảnh hưởng đến cá nhân và các đại biểu Mỹ khi tham gia vào một thỏa thuận hạn chế hiệu ứng nhà kính.”
Trong khi hầu hết quan chức chính phủ ở các quốc gia trên thế giới đồng ý thực hiện các bước ngăn chặn sự biến đổi khí hậu và phần lớn người Mỹ hiện nay cũng đồng tình rằng biến đổi khí hậu có yếu tố con người, thì ảnh hưởng về lâu dài của những suy nghĩ phản bác biến đổi khí hậu cho thấy Giờ trái đất vẫn còn có liên quan.
“Thế giới đang ở ngã ba đường về biến đổi khí hậu,” ông Das, người phụ trách sự kiện Giờ trái đất toàn cầu nói. “Trong khi chúng ta đang chứng kiến sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hơn bao giờ hết, thì chúng ta cũng chứng kiến một một động lực mới về các hành động đối với khí hậu vượt qua biên giới và các thế hệ. Từ phòng khách cho đến các lớp học và các diễn đàn, mọi người đều được yêu cầu có hành động về khí hậu. Sự kiện Giờ trái đất lần thứ mười này là lúc để chúng ta đảm bảo rằng chúng ta đang được trao quyền tham gia vào các giải pháp chống lại sự biến đổi khí hậu.”