Để làm rõ vấn đề này, trước tiên chúng ta cần xem xét lại việc máu lưu thông trong cơ thể như thế nào? Máu được bơm ra từ tim, theo đường động mạch chủ chảy về các bộ phận của cơ thể. Sau khi được sử dụng, nó lại tập trung vào đường tĩnh mạch chính và chảy về tim. Tĩnh mạch như một con đường một chiều hướng về tim. Tại những vị trí mặc định trên con đường này có bố trí những chiếc van nhỏ gọi là van tĩnh mạch. Van tĩnh mạch có vai trò đặc biệt. Nó ngăn không cho máu tĩnh mạch chảy ngược trở lại. Trong điều kiện bình thường, dưới tác dụng của ngoại lực, van tĩnh mạch có thể mở ra theo hướng của tim. Rồi sau đó nó đóng lại ngay lập tức. Vì thế khi máu tĩnh mạch chảy về hướng tim, những lá van nhỏ được gắn kết tại vách trong đường tĩnh mạch sẽ bị dòng máu đẩy ra giống như những cánh cửa bị gió thổi tung. Đợi khi một lượng máu nhất định chảy qua, nó lại tự động khép lại. Bởi vì van tĩnh mạch chỉ mở theo hướng tim. Vì thế, khi dòng máu chảy qua có muốn quay trở lại cũng không thể được. Do đó, chân của bạn sẽ không bị tụ máu.
Nhưng khi đầu của bạn hướng xuống dưới, van tĩnh mạch lại luôn luôn trong trạng thái mở. Lúc này, đường tĩnh mạch trở nên thông thoáng, và dòng máu chảy qua không gặp phải bất cứ trở ngại nào. Ở vị trí nào thấp thì chảy đến vị trí đó. Nếu như đầu hướng xuống dưới hơi lâu một chút, máu chảy xuống quá nhiều, bạn sẽ cảm thấy choáng váng, mặt sẽ bị đỏ lên.
Bây giờ, bạn đã hiểu tại sao khi ta đứng thẳng mà hai chân lại không bị tụ máu mà khi đầu hướng xuống dưới thì máu lại dồn về phía đầu rồi chứ? Nguyên nhân là do van phát huy tác dụng.