Tại sao tiếng Việt nói là "vợ chồng" mà không phải là "chồng vợ"?

Cưng ạ, từ xưa đến nay, từ đông sang tây. đã kết hôn rồi fải chấp nhận 1 sự thật: vợ luôn đứng đầu, vợ luôn đúng và vợ luôn là thành tố chính! Nên hiển nhiên chữ vợ fải đứng trước chữ chồng.

đùa thôi. Thật ra có thể chỉ là về mặt âm thanh như ai đó nói. Cũng có thể (giả thuyết do nàng Giaochi nghĩ ra nhá) trong xã hội người Việt, fụ nữ đa fần chịu trách nhiệm về những việc liên quan đến gia đình. ("nội gia" mà). Tiệc tùng, mời mọc, đám giỗ hỏi ngã nặng đều là "việc của vợ". cho nên về mặt xã hội, khi liên lạc với 2 vợ chồng, người ta thường chỉ cần liên lạc người vợ. Lâu dần thành ra "vợ" là người đại diện cho "chồng và vợ". Kiểu "spoke person" thôi.

1 giải thích khác cá nhân nàng giaochi nghĩ cũng hợp lý đó là về mặt ý nghĩa và ứng dụng. Chữ "vợ" không fải là động từ và chỉ có 1 nghĩa. trong khi chữ "chồng" đồng nghĩa với động từ và có nhiều đồng âm khác nghĩa. Chẳng hạn "chồng sách" (1 mớ sách), chồng chén (cái thứ chất trong nhà bếp khi không ai chịu rửa!), chồng cái này lên cái kia (đặt cái này lên cái kia), chồng chất (piling things up), chồng ngồng (lewdly naked). Do đó, về mặt ứng dụng ngôn ngữ, khi gọi "chồng vợ" sẽ gây ra đa nghĩa thiếu tế nhị (chồng vợ = humping a wife!? piling wife up?) Trong khi dùng chữ "vợ chồng" thì hoàn toàn không gây ra đa nghĩa. Do đó hiển nhiên chữ "vợ chồng" được sử dụng ưu ái hơn chữ "chồng vợ".

So sánh: "vợ chồng thằng tèo lên!" (Teo and wife has arrived!) và "chồng vợ thằng tèo lên!" (có thể hiểu nhầm thành put the wife of Teo on top!)

Và Joe nên chú ý, về ngôn ngữ, tiếng Việt ít đặt nặng về vị trí của từ ngữ để diễn tả "ít quan trọng hay nhiều quan trọng" như tiếng anh. Chỉ là đặt 2 từ để diễn tả rõ ràng ý nghĩa trong câu.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »