Thì ra, da của ngón tay và ngón chân có một lớp chất sừng dày hơn da ở những bộ phận khác trên cơ thể. Lớp này nằm ở ngoài cùng của biểu bì. Nó cũng giống như chiếc áo che mưa che nắng cho bạn. Khi trời lạnh nó sẽ dày hơn một chút. Trên cơ thể tại những nơi thường xuyên phải chịu sự ma sát lớn như gót chân, lớp chất sừng ở những bộ phận này trở nên dày hơn để ngăn cho lớp biểu bì khỏi bị tổn thương.
Trong lớp sừng thông thường có từ 10% đến 20% là nước. Trong trạng thái bình thường, bạn sẽ không thể nhận ra được những nơi đặc biệt. Nhưng, khi bạn ngâm mình trong nước lâu những lớp chất sừng này bắt đầu hút một lượng nước lớn. Lượng nước hút vào tương đương với sáu lần trọng lượng của lớp biểu bì. Lúc này, lớp chất sừng cũng phồng lên như lớp túi ni-lông được đo đầy nước. Nhưng, lớp tế bào biểu bì ở phía dưới nó lại không chịu bất cứ một ảnh hưởng nào. Lớp chất sừng ở tay và chân tương đối dày nên lượng nước hút vào nhiều hơn so với nơi khác. Thể tích tăng lên càng lớn thì lớp chất sừng cũng không ngừng vươn ra tứ phía. Nhưng, nó chỉ có thể giới hạn trong một phạm vi nhất định. Rốt cuộc, bề mặt lớp da ở đây hình thành nên những nếp nhăn. Nó cũng giống như quả bóng bị xì hơi. Do lớp chất sừng sau khi dày lên, ánh sáng không dễ dàng lọt qua. Lớp chất sừng vốn dĩ có màu trắng đục trở thành trắng, đồng thời mạch máu màu hồng ở dưới lớp sừng cũng không thể hiện ra.
Lớp sừng thiếu nước sẽ khiến cho da xuất hiện vết nứt nẻ và ngâm trong nước lâu sẽ biến màu trắng và nhăn lại. Vì thế, trong những ngày thời tiết khô hanh, bạn chú ý giữ ấm cho da, còn những ngày ẩm ướt cũng đừng quên làm cho da thoáng khí. Đối với những người hay ra mồ hôi chân, thì nhớ thường xuyên phơi giầy, thay giầy. Nếu không, lớp chất sừng bị ẩm quá độ sẽ ngăn cản da tiết mồ hôi. Nếu vì thế mà mắc bệnh hôi chân thì thật không đáng. Tuy nhiên, khi chân bạn bị nhăn cũng đừng lo lắng, chỉ cần thông gió tốt, thông thường cùng với lượng nước bay hơi đi, ngày hôm sau những nếp nhăn sẽ biến mất.