Tại sao cơ thể lại ra mồ hôi?

Vào những ngày hè nóng bức hay sau khi vận động mạnh, cơ thể chúng ta thường toát ra rất nhiều mồ hôi. Dưới da có rất nhiều tuyến mồ hôi. Chúng là một trong những công nhân chăm chỉ nhất trong cơ thể chúng ta. Chúng làm việc cả ngày lẫn đêm, bài tiết ra mồ hôi, chỉ có điểm khác nhau là tốc độ làm việc mà thôi. Khi nhiệt độ thấp hay lượng vận động ít, tốc độ làm việc của chúng tương đối chậm, lượng mồ hôi tiết ra ít, khi vừa tiếp xúcới bề mặt da liền trở thành dạng hơi bay đi, chúng ta dường như không cảm nhận thấy. Loại toát mồ hôi này chúng ta gọi là "toát mồ hôi không rõ". Nhưng, khi thời tiết nóng nực, hoặc cơ thể vận động mạnh, tuyến mồ hôi sẽ đẩy mạnh tốc độ làm việc khiến lượng mồ hôi tiết ra nhiều. Tốc độ chuyển sang dạng hơi trên bề mặt da không nhanh bằng tốc độ làm việc của tuyến mồ hôi, nên đã hình thành ra giọt mồ hôi. Đây chính là hiện tượng ra mồ hôi mà chúng ta vẫn nói trong cuộc sống thường ngày. Loại này gọi là "ra mồ hôi rõ rệt".

Thế thì, cơ thể chúng ta tại sao lại tiết ra mồ hôi? Vai trò quan trọng nhất của việc toát mồ hôi là làm mát. Cơ thể chúng ta giống như một công trường lớn. Mỗi một cơ quan, tế bào trong đó đều là công nhân. Nhưng, những công nhân này có yêu cầu cao đối với công trường. Chúng chỉ đồng ý làm việc trong điều kiện nhiệt độ ở phạm vi nhất định. Nếu không nó sẽ ảnh hưởng tới công việc của cả công trường. Vì thế, nhiệt độ cơ thể của mỗi chúng ta về cơ bản đều duy trì ở mức như nhau. Bất kể là quá cao hay quá thấp đều có biểu hiện ra sự khác thường. Để duy trì nhiệt độ ở mức bình thường, cơ thể chúng ta sản sinh ra một lượng nhiệt lớn. Nhưng, nếu lượng nhiệt sinh ra vượt quá nhu cầu cơ thể thì cần phải thải bớt nhiệt bằng cách tiết mồ hôi để giải phóng nhiệt. Bởi vì, mồ hôi có thể toả nhiệt từ trong cơ thể và khi làm bay hơi, nó sẽ tiêu hao một lượng nhiệt lớn. Toát mồ hôi trở thành một phương thức quan trọng nhất để cơ thể giảm nhiệt độ.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »