Hầu hết mọi vật trên thế gian đều hấp thụ và phản chiếu hình ảnh và ánh sáng vì thế ta mới nhìn thấy chúng. Có vật hấp thụ ánh sáng nhiều, phản xạ ít thì ta thấy có màu xẫm. Có vật hấp thụ ít, phản xạ nhiều thì ta thấy có màu sáng. Vật không hấp thụ cũng không phản xạ ánh sáng là vật trong suốt (để ánh sáng đi qua). Vật có bề mặt gồ ghề thì ánh sáng và hình ảnh bị phản xạ đi nhiều hướng khác nhau nên ta thấy ảnh không rõ nét. Vật càng phẳng thì ánh sáng và hình ảnh phản xạ càng tập trung nên hình ảnh càng nét.
Vì bạc là kim loại phản chiếu ánh sáng từ 80-97% nên người ta tráng 1 lớp bạc mỏng ở phía sau 1 lớp kính phẳng hoàn toàn để phản xạ lại ánh sáng. Do đó, lớp bạc mỏng đó sẽ phản chiếu lại hình ảnh rất tốt. Bạc là kim loại vừa có khả năng phản chiếu ánh sáng cao mà còn tạo nên màu thật nên được sử dụng làm tráng gương.
Phương pháp đơn giản nhất và phổ biến nhất dùng để phủ lớp tráng gương là phủ một lớp kim loại mỏng lên nền chất thủy tinh nhẵn bằng kĩ thuật lắng chân không. Kim loại được chọn sử dụng gồm bạc, nhôm, đồng, vàng và rhodium. Nói chung, một lớp nhôm hoặc bạc 100 nanomét mang lại lớp phủ tuyệt vời cho nhiều ứng dụng đa dạng, còn những lớp phủ dày hơn thu được ở những bề mặt nhám hơn lại làm tăng sự tán xạ ánh sáng. Nhôm có thể dùng trực tiếp với thủy tinh, nhưng chrome hoặc những lớp trung gian khác phải dùng với vàng hoặc các kim loại khác. Một lớp tráng nhôm tốt biểu hiện năng suất phản xạ khoảng 90% đối với đa số vùng phổ tử ngoại, khả kiến, và hồng ngoại gần, còn bạc tạo ra năng suất phản xạ tương ứng khoảng 95% trong vùng khả kiến và hồng ngoại, nhưng giảm đột ngột trong vùng tử ngoại.