Tại sao các ngôi sao và hành tinh đều hình tròn?

Tại sao các ngôi sao và hành tinh đều có hình tròn (chính xác là hình cầu)? Tại sao không phải là hình khối hay hình bầu dục?
Tất cả có thể giải thích như sau. Hình dạng của các đối tượng nhỏ (chẳng hạn như vật kích thước bé, con người, nhà ở hay các tiểu hành tinh) được xác định bởi tính chất cơ học của nó. Chẳng hạn, bạn có thể cưa một phiến đá thành các hình dạng khác, viên đá sẽ không thể phục hồi lại hình dạng ban đầu do tính chất cơ học đã bị thay đổi.
Trong khi đó, hình dạng của các đối tượng lớn hơn lại chịu ảnh hưởng khá nhiều của lực hấp dẫn. Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn muốn xây dựng một tòa nhà cao, bạn phải có móng vững chãi và kết cấu xây dựng phải cực kỳ chắc chắn, nếu không tòa nhà sẽ bị sập do ảnh hưởng của lực hấp dẫn.
Cũng như vậy, nếu một ngôi sao/hành tinh có dạng khối lập phương thay vì dạng hình cầu, các góc của khối lập phương sẽ nằm cao hơn các phần còn lại. Khi đó, lực hấp dẫn của ngôi sao/hành tinh sẽ phân phối không đều tại các điểm và không còn giữ được trạng thái cân bằng, khiến ngôi sao/hành tinh rơi khỏi quỹ đạo.
Mặt khác, ngôi sao/hành tinh ở dạng hình cầu có tính bảo toàn trạng thái tối ưu nhất, chúng có thể bị tác động bởi các lực bên ngoài nhưng không bị biến dạng cấu trúc ban đầu, dẫn tới lực hấp dẫn sẽ phân phối đều ở mọi điểm và giữ cho nó nằm trên quỹ đạo.
Mặc dù vậy, thực tế các ngôi sao và hành tinh không phải là những hình cầu dạng chuẩn. Chúng thường hơi phình to ra ở phần đường xích đạo.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »