Vì sao đồ điện tử chỉ có mấy cái tụ, mấy cái trở, cái cuộn cảm mà hoạt động được ?


Mạch điện tử ngày nay đã thâm nhập rất sâu vào cuộc sống của chúng ta, từ những bóng đèn, tủ lạnh, tivi cho tới những máy tính, smartphone,...

Tất cả những thiết bị đó tuy khác nhau rất nhiều nhưng cũng đều được sáng tạo dựa trên những nguyên lý cơ bản của ngành điện tử và áp dụng ngày càng nhiều những thành phần được nghiên cứu phát triển sau này.


Những thành phần cơ bản trong một mạch điện :

- Nguồn điện : Cung cấp dòng điện cho thiết bị hoạt động được. Dòng điện len lỏi trong từng thành phần theo thiết kế của người lập trình.

- Đèn : Có rất nhiều những chủng loại, nhưng mục đích chung là để tỏa sáng hoặc báo hiệu có dòng điện chạy qua.

- Điện trở : Đôi khi một số thành phần chỉ cho phép dòng điện nhỏ đi qua hoặc theo một thông số nhất định mà chúng ta cần bổ sung điện trở để hạn chế dòng điện đi qua, điện trở càng lớn thì dòng điện đi qua càng nhỏ.

- Tụ điện : Dùng để trữ điện hoặc làm cho dòng điện ổn định nếu điện áp cung cấp cho các thành phần khác cần sự ổn định.

- Cuộn cảm : tức là những cuộn dây đồng dùng để tạo ra điện trường trong mạch.

- Chip số : tạo ra những xung điện theo nhu cầu sử dụng. Ví dụ : nhấp nháy đèn theo nhịp.

- Chip vi xử lý : bộ xử lý trung tâm của mạch điện, được cài một đoạn mã code để hoạt động theo yêu cầu của người lập trình.

- Và còn rất nhiều những thiết bị khác nữa,...


Nhưng làm sao để những thiết bị này hoạt động? Chúng ta đi vào một số ví dụ cụ thể nhé!


1. Mạch đèn.

Sau khi cấp nguồn điện thông qua một biến áp để tạo ra một điện áp vừa phải dành riêng cho mạch đèn (5Volt), dòng điện sẽ đi qua một điện trở 330Ohm để hạn chế dòng điện chỉ còn cường độ tầm 15m Ampe đủ để một đèn LED sáng lên.


2. Mạch điện máy giặt.

Sau khi cung cấp nguồn điện cho máy giặt, một phần sẽ đi qua biến áp để có nguồn điện áp 12V, 5V để phục vụ cho mạch hoạt động. Điện áp gốc 220V dùng cho động cơ máy giặt hoạt động. Điện áp 12V cấp cho van xả nước, van cấp nước. Điện áp 5V cấp cho vi xử lý hoạt động điều khiển toàn bộ những thiết bị khác.

Ta nhấn một số nút nhấn trên bảng điện tử để những tín hiệu này được chuyển vào bộ vi xử lý, vi xử lý xử lý những thông tin này thông qua bộ mã code với những điều kiện đã được lập trình, sau đó vi xử lý cung cấp những tín hiệu khác điều khiển động cơ, đèn, van xả,... Một số loại máy giặt có thêm màn hình LCD để chúng ta dễ sử dụng hơn. LCD này có cấu trúc tương tự như tất cả những màn hình LCD của máy tính, tivi, bảng quảng cáo,... cũng được ghép nối trực tiếp vào vi xử lý và được điều khiển tương tự các thiết bị khác.


Khi nắm rõ được nguyên lý lập trình điện tử, chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy hứng thú với ngành này. Chỉ cần một vài linh kiện, dụng cụ hàn, máy đo,... chúng ta có thể tạo nên một thiết bị có tính năng như mong muốn.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »