Triệu chứng và cách trị rối loạn tiền đình?

Thật ra rối loạn tiền đình (RLTĐ) không phải là bệnh mà là một hội chứng, được gây nên bởi các tổn thương hệ thần kinh, tai, tim mạch, mắt, tâm thần và một số trường hợp là do thuốc. Bản thân chẩn đoán RLTĐ không nói lên được vị trí tổn thương và nguyên nhân gây nên nó.
Tiền đình là một cơ quan nằm ở tai trong của con người, có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Sở dĩ ta đi đứng, chạy nhảy, không bị té ngã là do tiền đình có sự phối hợp với các cơ hoặc khi nhắm mắt cũng nhờ tiền đình mà ta biết được tư thế hiện tại… Khi tiền đình bị rối loạn thì sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt khách quan (thấy đồ đạc chung quanh quay cuồng, đảo lộn…) và chóng mặt chủ quan (bị mất thăng bằng, bước đi như bập bềnh trên sóng…) đồng thời kèm theo ói mửa, hoa mắt, ù tai… với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Nếu viêm tai giữa mạn tính tức là vi khuẩn xâm nhập vào tiền đình gây ra chảy mủ tai, nhức đầu, chóng mặt… Trong đó, việc chóng mặt theo tư thế (xảy ra khi thay đổi tư thế) thường gặp ở phụ nữ liên quan đến vấn đề nội tiết (mãn kinh), các dây thần kinh trong dây tiền đình bị rối loạn… Tùy theo nguyên nhân gây ra sẽ có hướng điều trị thích hợp: Nếu bị viêm tai giữa thì tùy theo mức độ mà chữa bằng nội khoa hoặc phẫu thuật. Với các cơn chóng mặt theo tư thế thì dùng thuốc hoặc luyện tập tiền đình (do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn) để cơ thể quen dần với các tư thế. Việc huấn luyện tiền đình đồng thời cũng để phối hợp giữa mắt và tiền đình.
Ngoài ra RLTĐ còn do các nguyên nhân từ các bệnh lý nội khoa: cao huyết áp, huyết áp thấp, tim mạch (do cung cấp không đủ oxy lên tai trong và gây ra thiếu máu cục bộ) gây chóng mặt. Hoặc do dùng một số loại thuốc có độc (như Treptomycine, trị lao; Quinine trị sốt rét…). Những thuốc này ngoài gây chóng mặt còn có thể dẫn đến điếc do làm ảnh hưởng hệ thống tiền đình và ốc tai. Để chẩn đoán đối với bệnh nhân bị chóng mặt nên khám tổng quát về tai-mũi họng. Bệnh nhân sẽ được đo thính lực, khám tiền đình, đo nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp, điện thính giác thân não… Nếu các cơn chóng mặt xảy ra ở nhà thì nên nằm ở phòng yên tĩnh, tránh ánh sáng nhiều, ăn những thức ăn dễ tiêu để tránh nôn ói. Nếu thường bị chóng mặt thì tránh làm việc căng thẳng, bị stress, ngủ đủ giấc.
Ở người lớn tuổi có bệnh thất điều, đi đứng chậm do phối hợp kém giữa hệ thần kinh trung ương và thần kinh cơ, dễ bị té khi xuất hiện cơn chóng mặt kèm hiện tượng cao huyết áp, thiểu năng mạch vành thì nên đến bệnh viện để điều trị phối hợp các chuyên khoa.
RLTĐ có thể xảy ra phần lớn ở tuổi trung niên trở lên. Có rất nhiều cơn chóng mặt với nhiều nguyên nhân khác nhau nên cần khám tổng quát để thầy thuốc có thể phân loại bệnh và chuyển đến các chuyên khoa như nội thần kinh, tim mạch… Đối với cơn chóng mặt cấp (ói mửa dữ dội, tụt huyết áp…) thì nên đến bệnh viên để cắt cơn, khi ổn định sẽ thăm khám tìm ra nguyên nhân chữa. Bạn không nên ra tiệm thuốc mua thuốc tự uống vì thuốc điều trị chóng mặt có nhiều tác dụng phụ như tụt huyết áp, rối loạn tiêu hóa…
Ngoài ra, một lý do quan trọng nhất mà không thể bỏ qua là do cơ thể thiếu Canxi. Dẫn tới nội tiết tố thay đổi, ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. 95% người dân VN thiếu canxi, thiếu canxi gây ra tới 147 loại bệnh. Hãy bổ sung canxi thường xuyên nhé!

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »

1 comments:

comments
October 16, 2017 at 10:31 PM delete

Các căn nguyên rối loạn tiền đình là khác nhau đối với mỗi đối tượng. Chính vậy nên bạn nên thường xuyên để ý tới sức khỏe nhằm nhận ra ra hiện tượng rối loạn tiền đình. Qua đó có thể từ lúc này thăm khám chuyên gia để có phương pháp chữa trị và biết được rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì cho phù hợp. Giúp bạn giữ được tình hình sức khỏe ổn định.

Reply
avatar