Tại sao ngồi lâu chân bị tê?

Chúng ta có rất nhiều cách nghỉ ngơi khác nhau: nằm, dựa, đứng, ngồi v.v... Ngồi là một phương thức mà người ta thường áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng, nếu ngồi lâu bạn sẽ có cảm giác hai chân bị tê. Tại sao lại như vậy?
Điều này có liên quan đến việc tuần hoàn máu.

Các bộ phận trên cơ thể chúng ta đều cần nạp vào dưỡng khí và chất dinh dưỡng, đồng thời thải ra khí cácbonnic và các loại tạp chất thải khác. Hai quá trình này cần phải có một hệ thống vận chuyển thì mới có thể hoàn thành được. Hệ thống đó chính là máu. Như mọi người đều biết, máu vận động trong huyết quản. Huyết quản là con đường quốc lộ trong cơ thể. Phần lớn máu vận chuyển dưỡng chất và chất thải trên con đường chính này. Bạn có thể sẽ nghĩ rằng, khi con đường này thông thoáng, máu được lưu chuyển bình thường. Nhưng, nếu con đường có vấn đề, nhất định sẽ xảy ra tai nạn giao thông.

Khi bạn ngồi, phần mông và đùi ở trên ghế. Nếu ngồi lâu, do sức ép của trọng lượng cơ thể, huyết mạch sẽ bị chèn ép cục bộ, "đường quốc lộ" trở nên hạn hẹp, việc lưu thông qua lại của máu gặp khó khăn. Những vị trí phía dưới phần bị chèn ép sẽ rơi vào trạng thái thiếu d5;ng khí và các chất thải sẽ ứ đọng ở đó. Bạn thử nghĩ xem, nếu bộ phận tổ chức bị thiếu năng lượng cung cấp, chất thải lại không thể thoát ra ngoài, vậy nó có nguy hiểm hay không? Không cần phải lo lắng. Trong cơ thể chúng ta có một hệ thống dự báo, đó là thần kinh. Khi trong cơ thể có một bộ phận nào đó thiếu năng lượng cung ứng, nó sẽ kịp thời phát hiện và lập tức báo cáo với đại não. Qua sự phân tích của vị tổng tư lệnh này, lập tức phát ra tín hiệu cảnh báo tới bộ phận này, thông báo rằng cần, phải hành động ngay lập tức. Tín hiệu cảnh báo này chính là sự tê liệt. Cảm giác tê liệt nhắc nhở chúng ta không nên ngồi nữa mà phải đứng dậy hoạt động một chút. Như vậy, con đường quốc lộ trở nên thông thoáng. Máu lại vận hành bình thường, cảm giác tê liệt cũng lập tức biến mất.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »