Tại sao chúng ta có thể bắt mạch được từ vị trí cổ tay?

Chúng ta thường có thể nhìn thấy khi kiểm tra cơ thể thì luôn có một bước là kiểm tra nhịp tim. Nhịp tim là số lần tim đập trong vòng một phút. Khi kiểm tra nhịp t bác sỹ thường đặt tay lên cổ tay người được kiểm tra. Nhất định bạn sẽ hỏi: Tại sao từ cổ tay lại có thế đo được nhịp tim?Lẽ nào tim lại dài đến tận cổ tay sao?

Không. Tim không phải dài đến cổ tay. Nếu muốn biết tại sao tại cổ tay lại có thề bắt được mạch, thì phải hiểu được sự tuần hoàn máu trong cơ thể. Chắc chắn bạn biết rằng, máu được lưu thông trong mạch máu. Khi chúng ta hoạt động bình thường, máu sẽ di chuyển không ngừng trong các động mạch. Mà động lực để lưu thông máu lại xuất phát từ tim. Các mạch máu trong cơ thể thông với tim. Xét về mặt y học, các mạch mà chứa máu từ tim đẩy ra gọi là động mạch. Máu lưu thông trong động mạch chứa đầy chất dinh dưỡng và dưỡng khí, chúng thường có màu đỏ tươi. Mạch chứa máu chảy về tim gọi là tĩnh mạch. Máu trong tĩnh mạch chứa chất cácbonic và các chất thải nên nó có màu tím sẫm. Động mạch và tĩnh mạch do vô số các mạch máu nhỏ hợp thành. Chúng ta gọi những mạch máu nhỏ này là huyết quản mao mạch. Quả tim chúng ta cũng giống như một chiếc bơm nước lớn. Tuy nhiên, nó là một chiếc bơm nước có thể vận động thông qua hoạt động co bóp tim đưa máu vào trong huyết quản động mạch. Từ động mạch lớn đến động mạch nhỏ và lưu thông đến các bộ phận của cơ thể. Rồi nó lại thông qua vô số các huyết quản mao mạch chảy vào tĩnh mạch rồi trở về tim. Nhưng, mạch máu rất mềm. Nó cũng có sự đàn hồi như ống cao su. Thông qua sự co bóp của nó, máu được đẩy ra vào động mạch. Động mạch cũng giãn ra tương ứng. Sở dĩ bác sỹ có thể bắt mạch được ở cổ tay là vì ở đây có động mạch đi qua. Tim dồn máu ra ngoài theo từng đợt, từng đợt và động mạch cũng đập theo từng đợt. Người ta có thể thông qua việc bắt động mạch ở cổ tay đế tìm hiểu tình hình nhịp đập của tim. Như vậy, bạn đã biết tại sao người ta lại có thể bắt mạch được ở cổ tay rồi chứ?

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »