Con người có đuôi chăng?

Những ai đã từng đi thăm vườn thú đều thấy rằng, động vật trong vườn thú hầu như có đuôi. Chức năng của đuôi rất quan trọng. Đối với con sóc, đuôi là cơ quan giữ thăng bằng các loài chim, đuôi được coi như chiếc chân thứ ba để đỡ cơ thể. Một số loài khác lấy đuôi làm phương tiện đế trèo lên trèo xuống. Đuôi của ngựa cũng giống như chiếc quạt đuổi muỗi bạn dùng vào mùa hè v.v... Tóm lại, đuôi của mỗi loài động vật đều có chức năng của nó.

Loài người là do động vật tiến hoá thành. Chúng ta không có đuôi. Tại sao vậy?


Đó là bởi vì con người trong quá trình tiến hoá, vai trò của đuôi dần dần mất đi. Cùng với thời gian tiến hóa não của chúng ta ngày càng phát triển, động tác ngày càng trở lên linh hoạt. Lúc này, đui mất đi vai trò vốn có của nó, mà ngược lại nó càng gây thêm trở ngại. Dần dần đuôi bị thoái hoá, biến mất. Hiện tượng này được di truyền đến các thế hệ sau. Vì thế con người mới không còn đuôi nữa.

Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ. Do bào thai trong thời kỳ phôi thai không có được sự kích thích thích hợp, phát sinh đột biến, đuôi không thể bị thoái hoá. Do đó, có hiện tượng người có đuôi như khỉ. Giờ bạn đã hiểu rõ nguyên nhân rồi chứ. Nếu như bạn có nhìn thấy người có đuôi thì cũng đừng lấy gì làm lạ.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »