Vì sao trẻ em phải thay răng?

Các cơ quan trong cơ thể chỉ sinh ra một lần, sau khi sinh ra thì không thay đổi nữa.
Chỉ có răng mọc hai lần. Lần mọc đầu tiên gồm 20 cái, xuất hiện khi trẻ còn bú mẹ nên gọi là răng sữa. Chúng nhỏ và không bền. Răng mọc lần thứ hai là răng cố định. Nó bắt đầu thay thế răng sữa từ khi 6 tuổi. Thông thường, răng cố định khá lớn, bền, có tất cả 32 chiếc, cũng có người chỉ 28 chiếc.

Răng sữa và răng cố định có công năng hoàn toàn khác nhau. Răng sữa ngoài việc nhai thức ăn còn có thể kích thích cho xương quai hàm phát triển, tạo điều kiện cho răng cố định sinh trưởng; còn răng cố định chủ yếu dùng để nhai thức ăn. Nếu răng sữa bị sâu hoặc rụng quá sớm thì xương lợi sẽ phát triển không tốt, răng cố định cũng mọc không tốt. Điều đó chẳng những ảnh hưởng đến chức năng nhai mà còn dễ dẫn đến các bệnh về răng.

Khi ta còn bé, xương hàm chưa phát triển. Nếu mọc bộ răng cố định mọc lên thì sẽ không thể đứng vững trên giá xương đó được. Đến khi ta lớn hơn, cần ăn nhiều loại thực phẩm (trong đó có nhiều thức ăn dai, cứng), các răng sữa không đảm đương được nhiệm vụ nhai nghiền. Vì vậy, trong quá trình tiến hóa lâu dài, ở con người đã phát sinh sự biến đổi mang tính thích ứng cao: thời trẻ tạm thời nhờ răng sữa để nhai và kích thích xương hàm phát triển; đến lứa tuổi nhất định răng sữa sẽ rụng đi, răng cố định thay thế vào đó.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »