Nếu những người có mái tóc màu vàng (đỏ, bạch kim, nâu... gì đó miễn không phải là màu đen) thì lông trên cơ thể của họ cũng có màu như thế không? Ví dụ như lông mày, mi, râu...

Hệ thống hoormon của cơ thể người như một nhà máy điều hành hoạt động sống. Hoormon sinh dục do tuyến yên tiết ra có tác dụng thúc đẩy sự dậy thì, làm cho cơ quan sinh dục phát triển, đồng thời làm phát triển các giới tính phụ như mọc lông chân, lông tay, lông mu, ria/râu... Tuy nhiên, do mỗi người có một sự tiếp nhận và sự nhạy cảm riêng với từng hoormon, từ đó gây ra sự khác biệt ít nhiều đến sự phát triển của cơ quan sinh sản cũng như tình dục và các giới tính phụ của mỗi người.

Với lông chân, lông tay, lông mu, ria/râu cũng vậy. Do sự sản sinh và tiếp nhận hoormon ở mỗi người khác nhau nên có bạn thì có các lông hoặc ria/râu rất rậm, mọc nhiều nhưng bạn khác thì lại thưa, cá biệt có bạn không có lông, điều này là hoàn toàn bình thường. Thêm nữa, tính di truyền cũng như nguồn gốc địa lý và tộc người cũng can thiệp và sự phân bố lông trên cơ thể.

Melanin quy định màu tóc, màu lông và màu da. Khi tuổi già, melanin bị mất dần, nên tóc và lông thường có màu bạc. Melanin có nhiều trong các nốt ruồi.

Những người da trắng và Châu Âu thì có ít lượng melanin thấp nên tóc và lông thường có màu vàng hoặc nâu nhạt.

Những người ở khu vực khác, như châu Á, đặc biệt là châu Phi, thì lượng melanin có trong cơ thể cao, được sản xuất thường xuyên ở nang lông, do đó tóc và lông thường có màu đen tuyền hoặc nâu đậm.

Do đó, melanin là yếu tố quyết định màu lông cơ thể, lượng melanin được sản xuất tuy không đồng đều ở các bộ phận, nhưng nhìn chung, tỷ lệ cũng khá đồng đều nên màu lông và màu tóc thường giống nhau.
Lông nách và lông mi có chức năng che nắng nên thường tập trung nhiều melanin hơn để màu đậm hơn.

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và công nghệ làm nhạt màu lông hoặc tóc. Nên có thể các bạn sẽ bị nhầm lẫn khi "đoán già đoán non" màu sắc lông của người đó.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »