Tại sao mà bạn “VẪN, MÃI” không thể tiết kiệm được tiền?

1. Sử dụng tiền bạc một cách bừa bãi, lãng phí

Sử dụng tiền bạc một cách bừa bãi, lãng phí

- Tiền chi tiêu đối với mỗi người không bao giờ là đủ cả, có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít và thậm chí là tiêu thâm hụt vào khoản tiền mà bạn kiếm được. Bạn nên cố gắng tìm ra được những “nơi” mà bạn gây ra tình trạng “viêm màng túi” cấp độ vừa và nặng của mình. Mỗi người một sở thích riêng và họ đầu tư cho sở thích của họ cũng một khác nhau, có những sở thích giản đơn không mất quá nhiều chi phí như nếu bạn thích xem phim thì mỗi lần đi xem phim bạn chỉ mất từ 80-100k cho 1 vé xem phim và thêm tầm khoảng 50k cho nước uống và bỏng ngô. Tuy nhiên, đó là những sở thích ở mức độ rất dễ dàng trang trải được so với mặt bằng chung nhưng có những người họ có những sở thích mà chi phí để trả cho nó lên đến cả trăm triệu có khi lên đến vài tỷ đồng như sở thích sưu tầm siêu xe,…Thực ra là chỉ có những người rất dư giả mới có những sở thích và cách tiêu tiền tạm gọi là “lãng phí” như trên còn đa số số tiền của mọi người cho chi tiêu, ăn uống, chơi bời một cách không kiểm soát nên mới dẫn đến tình trạng hết, không có và thiếu tiền.

2. Tiêu tiền mà không có mục tiêu

- Nếu muốn tiết kiệm tiền, bạn nên xây dựng một kế hoạch và đưa ra con số cụ thể cho nó. Việc làm mà không có kế hoạch nó rất mông lung, bạn muốn mở sổ tiết kiệm nhưng bạn không xác định một tháng sẽ dành bao nhiêu cho nó, có thì gửi không có thì thôi. Như vậy, rất khó để có một sổ tiết kiệm có số tiền mà bạn mong muốn được vì trước khi bạn gửi tiền thì bạn đã “quăng” số tiền đó đi đến đâu đó rồi mà một trong những chỗ bạn “quăng” chưa chắc đã là chi phí hợp lý. Vì vậy, hãy cố gắng đưa ra một con số cụ thể cho việc tiết kiệm

3. Nói nhưng không hành động
- Bạn nghĩ bạn đã làm tốt công việc quản lý chi tiêu của mình nhưng cứ vào thời điểm cuối tháng, bạn lại đương đầu với một khoản nợ nần từ các hóa đơn tiền điện, nước, thẻ tín dụng,.. Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì nguyên nhân có thể đến từ việc bạn đang thiếu các hành động cụ thể.

- Để giải quyết vấn đề này thì tự động hóa chính là giải pháp hữu hiệu, hãy thiết lập chế độ tự động trích tiền cho các khoản chi cố định hằng tháng, như bỏ vào tài khoản tiết kiệm, thanh toán nợ thẻ tín dụng…Với cách này, bạn chỉ cần thực hiện hành động một lần duy nhất cho kế hoạch tài chính dài hạn.
4. Không thể nói “Không” với những điều mình muốn

- Có thể nói những quảng cáo sinh ra là để chia cắt bạn và đồng tiền. Bạn có thể mua những món đồ mà bạn không hề cần nhưng vì quảng cáo rất hay bạn thấy cũng phải chăng, để sau dùng cũng được nên mua, hay bạn không thể kìm lòng trước những món hàng mà bạn mong muốn từ bấy lâu, bạn có thể sẵn sàng vay tiền hoặc ghi nợ tín dụng để chi trả cho những thứ bạn muốn bất chấp giá trị của nó.

- Bạn không thể chống lại sự “cám dỗ” ma thuật của những quảng cáo được. Hãy học cách trì hoãn sự mong muốn của mình lại và tiết kiệm tiền cho những mục tiêu cụ thể và sắp xếp một thứ tự ưu tiên cho các khoản chi tiêu.
5. Không theo dõi tình hình chi tiêu

Chúng ta nên có kế hoạch chi tiêu với mục tiêu dài hạn

- Đa phần chúng ta không có sổ chi tiêu theo dõi tình hình thu chi của mình. Có rất nhiều người có thu nhập rất cao nhưng khả năng tiết kiệm của họ lại thấp gây ra tình trạnh lãng phí chi tiêu. Chúng ta nên có kế hoạch chi tiêu với mục tiêu dài hạn và có những theo dõi đối với các khoản thu chi của mình để từ đó biết cách cắt giảm chi tiêu ở danh mục nào để tiết kiệm cho những tình huống xấu có thể xảy ra trong tương lai.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »