Vấn đề khí thở trong các trạm vũ trụ và tàu vũ trụ được giải quyết như thế nào?

Bầu khí quyển trên trái đất có tỉ lệ khoảng 70-20 với 70% là Ni tơ và 20% là Oxy phần còn lại là các dạng khí khác. Và dĩ nhiên là chúng ta chỉ sử dụng 02 cho các hoạt động sống của mình. Nito hầu như không có tác dụng gì trong việc hô hấp của con người, thậm chí nếu nồng độ Nito trong không khí quá cao còn có thể gây ra hiện tượng ngộ độc Nito. Vì vậy ý tưởng ban đầu của NASA là cung cấp loại không khí chỉ có Oxy trong khoang lái của tàu con thoi và các trạm vũ trụ, vừa loại bỏ được việc phải mang thêm Nitro lên không gian gây tốn kém vừa giảm thiểu nguy cơ ngộ độc nitro nếu loại khí này bị rò rỉ.

Và trong dự án tàu Apolo 1, NASA đã thực hiện việc bơm 100% không khí trong khoang lái là Oxy. Lúc đó họ không tính được rằng với 1 bầu khí quyển như vậy khi xảy ra cháy thì đám cháy sẽ lan cực nhanh vì không khí quá giàu oxy, và sự thực là 1 vụ cháy đã cướp đi sinh mạng của cả 3 nhà du hành trên Apolo 1 ngay trong lần thử trên mặt đất năm 1967.

Kết quả là sau thất bại của Apolo 1, các tàu vũ trụ đều có bầu không khí giống như trái đất với áp suất, nhiệt độ và tỉ lệ khí được duy trì ổn định bằng các hệ thống điều hòa. Riêng Oxy được tạo ra bằng phản ứng điện phân nước, năng lượng điện phân được thu từ các tấm pin mặt trời hoặc điện động cơ. Các trạm vũ trụ lớn như ISS còn được trang bị những bình Oxy nén để phòng trường hợp hệ thống tạo Oxy gặp sự cố.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »