Tại sao xương lại cứng?

Những ai đã từng dùng dao để chặt xương đều biết rằng xương rất khó đập nát vụn. Điều này cho thấy xương rất cứng. Cơ thể con người có 206 xương. Nó tạo thành bộ khung nâng đỡ cơ thể. Cũng chính vì xương rất cứng nên nó có vai trò vô cùng quan trọng.

Xương do chất xương và tuỷ tạo thành. Chất xương nằm ở bên ngoài của xương, tạo thành hình ống rỗng. Nó vô cùng cứng. Vì vậy, dùng búa cũng không đập nát được. Tuỷ xương lấp đầy các ống xương rỗng. Tuỷ tạo ra các chất vô cơ, được liên kết chặt chẽ với các chất hữu cơ khiến xương có độ cứng và vững chắc. Nếu như cho xương ngâm vào trong dấm một khoảng thời gian vừa đủ, chất vô cơ sẽ bị hoà tan trong nước và chỉ còn lại chất hữu cơ ở dạng dẻo. Chính vì có chất hữu cơ này mà xương mới có độ đàn hồi và tính bền. Thông qua thí nghiệm, người ta đã chứng minh được rằng, xương quả thật có chứa chất vô cơ và chất hữu cơ. Ngoài ra, trong thành phần của xương còn có nước và mỡ. Chính kết cấu do những chất này tạo thành mà xương mới bảo đảm được độ cứng nhất định. Chất hữu cơ của xương cũng giống như thanh thép xoắn tạo thành kết cấu như một mạng lưới, từng lớp, từng lớp được xếp chặt chẽ bên nhau. Chất vô cơ mà đặc biệt là canxi và phốtpho kết hợp thành một chất cứng như đá lấp đầy kết cấu hình mạng lưới của chất hữu cơ. Nó giống y như xi măng. Vì vậy, xương vừa có độ cứng vừa có độ đàn hồi, có thế chịu được lực ép và lực kéo nhất định.

Từ những điều ở trên có thể thấy rằng, nhân tố chủ chốt của xương là khối lượng lớn chất vô cơ. Vì thế xương mới rất cứng. Trong những chất vô cơ tạo thành xương, canxi là thành phần chủ yếu. Do vậy, chúng ta cần chú ý bổ sung canxi không nên để xương thiếu canxi. Nếu như cơ thể thiếu canxi, sẽ gây ra bệnh loãng xương, làm xương giòn, dễ gãy. Bình thường chúng ta nên chú ý ăn nhiều thức ăn giàu canxi như các sản phẩm sữa, tôm, cua... Nếu cơ thể thiếu nhiều canxi thì cần chú ý uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »