Những điều nên tránh khi sử dụng nước ngọt có gaz?

Thành phần của nước ngọt có ga gồm có các loại Sodium bicarbonate (Na HCO3), Citric acid, đường, hương liệu, sắc tố và nước tinh khiết. Vì trong nước ngọt có ga có chứa Carbon dioxide, khi chất này gặp acid trong cơ thể cũng sẽ sản sinh ra carbon dioxide. Nó là một loại đồ uống mát, ngon được mọi người ưa thích trong mùa hè. Nhưng khi sử dụng phải chú ý 10 điều sau đây:

1- Những bệnh nhân dạ dày không nên uống: Nếu bị loét dạ dày và hành tá tràng mà uống nhiều thì khí carbon dioxide sẽ làm cho áp lực của dạ dày và ruột tǎng thêm lên dễ làm cho vết loét của dạ dày và hành tá tràng loét sâu hơn dẫn đến dạ dày - tá tràng thủng.

2- Khi ǎn cơm, ǎn tiệc không nên uống nước ngọt có ga. Vừa ǎn cơm và thức ǎn lại vừa uống nước ngọt có ga, như vậy thành phần nước quá nhiều trong dạ dày sẽ hoà loãng dịch vị, làm giảm yếu công nǎng sát khuẩn trong tiêu hóa của dịch vị. Carbon dioxide sẽ làm ảnh hưởng đến sự sản sinh ra chất PGI (tức chất Pepsinogen) làm cho công nǎng tiêu hóa bị suy giảm.

3- Sau khi ǎn no cũng không nên uống nước ngọt có ga: khi đã ǎn no rồi mà lại uống thêm nữa thì sẽ làm cho thành dạ dày giãn nở to ra, khi bị nghiêm trọng sẽ dễ có thể nứt dạ dày.

4- Sau khi uống rượu không nên uống nước ngọt có ga: vì nước ngọt có ga có thể tǎng nhanh tác dụng hấp thu của cơ thể đối với chất rượu cồn, gây tổn hại đến gan.

5- Không nên uống quá nhiều: Mỗi lần uống quá nhiều sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, dễ làm cho dạ dày và ruột bị tê liệt, làm tiêu hóa không tốt, bị đau bụng tiêu chảy...

6- Không nên uống quá nhanh và nhiều một lúc sẽ tǎng gánh nặng cho tim và ảnh hưởng đến công nǎng bình thường của dạ dày và thận.

7- Không nên uống nước ngọt có ga của các cơ sở sản xuất thủ công, hàng nhái... Những loại nước sản xuất kiểu này thường lạm dụng đường hóa học, các sắc tố độc hại, dụng cụ để sản xuất thiếu vệ sinh, thậm chí có khi còn dùng loại nước bẩn, không đảm bảo vô trùng, sau khi uống vào dễ bị nhiễm độc, gây bệnh đường tiêu hóa.

8- Không nên uống nước ướp lạnh khi đồ ǎn nóng: Sự biến đổi giữa nóng lạnh ngay như vậy dễ làm cho rǎng lợi bị kích thích mạnh dễ sinh bệnh. Ngoài ra, cũng bất lợi đối với dạ dày và ruột.

9- Không nên ngậm lâu trong miệng vì như vậy dễ làm cho cổ họng bị sung huyết, uống quá nhiều và liên tục sẽ làm cho huyết quản ở cổ họng đột nhiên bị co lại, làm cho lượng máu chảy ở đó giảm chậm đi, huyết dịch qua đó ít sẽ làm cho công nǎng của cổ họng bị rối loạn và công nǎng miễn dịch cục bộ thấp, do đó mà dễ sinh viêm họng, khản tiếng, đau họng...

10- Không nên uống nhiều khi ra mồ hôi nhiều, uống nhiều nước ngọt có ga ướp lạnh sẽ làm cho lỗ chân lông đang mở to đột nhiên khép kín lại, lập tức ngừng ngay ra mồ hôi, làm trở ngại đến việc tán phát nhiệt trong cơ thể ra ngoài, dễ gây cảm mạo và các chứng bệnh khác.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »