Tại sao tế bào là đơn vị chức năng cơ bản?

Tất cả các cơ quan trong cơ thể chúng ta đều do tế bào cấu thành, từ móng tay cứng cho đến những chiếc lông mềm đều do tế bào tạo nên.

Con người sinh ra là do trứng sau khi thụ tinh được nhân đổi liên tục thành phôi và phát triển thành. Chỉ trong vài tháng từ một tế bào đơn độc ban đầu đã nhanh chóng sinh sôi phát triển liên tục rồi thành "vương quốc tế bào". Vương quốc này có hàng tỉ, hàng tỉ công dân. Thống soái của vương quốc là tế bào não và tế bào tủy sống. Hai loại tế bào này do tổ chức thần kinh phái cử, có trách nhiệm lãnh đạo hoạt động của nhiều cơ quan, bộ phận. Tế bào thần kinh là bộ phận chỉ huy dùng mạng lưới thông tin truyền mệnh lệnh đến các bộ phận như tay, chân v.v... Vương quốc tế bào cần có sự cung cấp chất dinh dưỡng mới và thải ra chất cặn bã. Gánh vác trách nhiệm này là tim và máu. Tim đập không ngừng đưa tế bào máu theo con đường huyết mạch lưu thông tuần hoàn trong cơ thể. Lúc này, tế bào hồng - người lính vận tải phụ trách việc vận chuyên dưỡng khí và khí cácbôníc, tế bào bạch cầu người lính bảo vệ anh dũng chiến đấu, tích cực chống đỡ và tiêu diệt những vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể cùng làm việc. Đồng thời, chúng cũng tiêu diệt loại bỏ những tế bào lão hoá, bệnh tật.

Tóm lại, lực lượng của vương quốc này rất đông đảo, công việc phong phú, phức tạp. Giữa chúng luôn có sự phối hợp, hỗ trợ và làm việc theo một trình tự khoa học nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường.

Trong cơ thể có vô số tế bào, mỗi tế bào vô cùng nhỏ bé. Tế bào nhỏ nhất đường kính chỉ có 6 micromet, tức vào khoảng 6% mm. Tế bào lớn nhất đường kính cũng không vượt quá 200 micromet. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy nó qua kính hiển vi. Mặc dù, các tế bào to nhỏ khác nhau, hình dáng cũng muôn hình vạn trạng, nhưng đều do ba bộ phận cấu thành: Bộ phận nằm bên ngoài cùng gọi là màng tế bào. Màng này vô cùng mỏng, có tác dụng bảo vệ phần trong tế bào. Ngoài ra, nó còn lựa chọn, hấp thu những chất mà tế bào cần từ bên ngoài, đồng thời bài tiết những chất thải; Bộ phận ở giữa chất tế bào là dịch lỏng có tác dụng hoà tan các chất như đạm, mỡ, muối v.v...; Trong cùng là nhân tế bào, nó có mối quan hệ chặt chẽ với những thông tin di truyền của con người.

Mỗi một tế bào đều trải qua nhiều giai đoạn như sinh ra, trưởng thành, lão hoá và chết đi. Người ta đã thống kê được rằng, mỗi người trong một ngày có khoảng 1 tỉ tế bào chết đi và lại có 1 tỉ tế bào mới sinh ra. Con người từ khi là đứa trẻ sơ sinh đến khi phát triền thành người trưởng thành, trọng lượng cơ thể tăng lên cũng chính là do số tế bào sinh ra lớn hơn rất nhiều số tế bào chết đi.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »