Hãy nhớ lại tổ tiên của chúng ta ở thời kỳ vượn người vẫn còn dùng tứ chi để vận động. Tay và chân của họ đều linh hoạt như nhau. Nhưng, dần dần trong quá trình tiến hoá, tay và chân có sự phân công rõ rệt. Vì thế, tay và chân phân hóa theo hai hướng khác nhau. Do bàn tay luôn dùng trong các hoạt động lao động tinh thế, tỉ mỉ nên ngày càng khéo léo. Từ xưa đến nay, cơ bắp của tay tương đối nhỏ gọn và linh hoạt. Hơn nữa việc phân công lao động giữa chân và tay cũng rõ nét. Lúc này, do chân bận với việc nâng đỡ cơ thể, không có thời gian để ý đến những động tác nhỏ, do đó vẫn còn vụng về. Xét từ góc độ ý này thì tay đã tiến bộ, còn chân vẫn chỉ dừng ở vị trí cũ.
Bây giờ hãy thử một chút. Ngón tay cái của bạn có thể sờ được bất kỳ một ngón tay nào khác. Vận động này là cơ sở cho việc cầm nắm đồ vật. Vì thế, thao tác cầm nắm là đơn giản vô cùng. Nhưng, đối với chân thì cho dù nó có nỗ lực thế nào thì cũng không thể thực hiện được.
Tất cả mọi hoạt động của cơ thể chúng ta đều được hoàn thành dưới sự điều khiển trực tiếp hay gián tiếp của não. Tay và chân cũng tuân theo nguyên tắc đó. Bố cục của não rất hoàn chỉnh. Mỗi một cơ quan phụ trách một mảng riêng biệt trong não. Đối với tay và chân cũng không phải là ngoại lệ. Chúng cũng có địa bàn của riêng mình. Nhưng, não đương nhiên yêu quý đứa con cần cù lao động hơn. Do tay phải thường xuyên làm nhiều việc khác nhau mà ít có thời gian nghỉ ngơi, nên địa bàn hoạt động mà não phân cho tay rộng hơn so với chân. Hay nói cách khác, não dành nhiều công sức hơn để chăm sóc cho tay, luôn đáp ứng yêu cầu mà tay đưa ra. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho tay linh hoạt hơn chân.
Bây giờ bạn đã rõ rồi chứ. Máy càng dùng nhiều chạy càng tốt. Cũng chính vì được hoạt động thường xuyên mà tay đã được tiến hoá.