Thế thì, máu tại sao lại có thể di chuyển được? Máu là một loại chất lỏng. Nó cũng giống như dòng nước sông, nếu như không có lực đẩy thì nó không thể tự dịch chuyển được. Cái "tay" đẩy chúng ta có thể tưởng tượng nó chính là tim. Tim là một cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Tim của mỗi người có bốn ngăn. Trong những ngăn này đều chứa đầy máu và chúng thông với huyết quản. Tim còn có chức năng đặc biệt, đó là đập một cách có quy luật. Mỗi lần đập là một lần nó đưa máu đến huyết quản. Máu được đẩy vào sau lại đẩy ra phía trước. Như vậy, máu được di chuyền trong huyết quản. Chúng ta gọi đó là tuần hoàn máu. Máu được đẩy ra từ tim rồi đến mọi nơi trong cơ thể. Cuối cùng, nó lại quay trở lại tim. Vì thế, tim mới có thể không ngừng đẩy máu, máu cũng vì thế mà được tuần hoàn liên tục.
Ngoài ra, huyết quản của chúng ta cũng có thể khiến máu di chuyển. Nhưng, huyết quản dựa vào sự co bóp của các cơ xung quanh nó để lưu thông máu. Bản thân nó không tự đập như tim. Vì thế, nó chỉ là một trợ của tim mà thôi. Việc co bóp của cơ do thần kinh chi phối. Khi thần kinh phát ra mệnh lệnh, khiến cho một bộ phận cơ của huyết quản co bóp, bộ phận huyết quản này nhỏ lại, máu ở trong đó sẽ dồn lên phía trước. Nó đẩy máu ra phía trước lưu thông.
Trong mỗi bộ phận của cơ thể chúng ta, máu phải dịch chuyển lên trên rồi mới có thể quay trở lại tim. Nhưng, chúng ta biết rằng, chất lỏng chỉ có thể chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp. Vì thế huyết quản của chúng ta ở những bộ phận này đều chuẩn bị một thứ gọi là van. Nó có thể lập tức đóng lại khi máu được tim hay huyết quản đẩy từ thấp lên cao, không để cho nó chảy xuống dưới. Như vậy, máu có thể quay trở lại tim một cách thuận lợi.
Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy, ở mọi chỗ đều có những cấu tạo chuẩn xác và tinh vi. Những điều kỳ diệu này của cơ thể con người đang chờ đợi bạn khám phá.