Thông thường, một người trưởng thành, một ngày một đêm, một kg trọng lượng cơ thể yêu cầu tiêu hao khoảng 40 gam nước. Nếu như trọng lượng của bạn là 70 kg, thì một ngày một đêm bạn cần khoảng 2,5 đến 3 lít nước. Đối với trẻ em, lượng nước cần trong một ngày ít hơn một chút. Thông thường chỉ bằng 1/3 lượng nước của người trưởng thành.
Hàng ngày chúng ta phải uống nhiều nước như vậy sao? Đương nhiên không phải. Bởi vì mỗi ngày bạn ăn rất nhiều thức ăn. Mà trong những thức ăn đó cũng đã chứa một lượng nước nhất định. Hơn nữa, bình thường, hàm lượng nước trong thức ăn mà bạn ăn nhiều hơn lượng nước mà bạn uống. Một ngày, một người có thể lấy được 1 lít nước từ trong thức ăn và uống khoảng 1 lít nước. Có một số người bình thường uống rất ít nước, nhưng họ ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước canh, họ cũng không cảm thấy khát. Đó là bởi vì lượng nước có trong những thức ăn đó tương đối nhiều. Ví dụ, lượng nước trong dưa hấu chiếm 99%, củ cải chiếm 90%, cam chiếm 86%. đến ngay quả trứng gà mà chúng ta cảm thấy rất khô cũng có đến 3/4 là nước.
Một vấn đề đặt ra là làm sao bạn biết được cơ thể thiếu nước? Đương nhiên, đó là lúc chúng ta cảm thấy khát. Bạn nhất định sẽ trả lời như vậy. Chính xác, khi bên trong cơ thể chúng ta thiếu nước, cơ quan điều tiết nước trong cơ thể sẽ truyền tín hiệu "thiếu nước" đến não thông qua dây thần kinh. Nhưng khi bạn cảm thấy khát thì cũng đã muộn rồi. Bởi vì, lúc này một số chức năng trong cơ thể bạn đã ít nhiều chịu ảnh hưởng. Vì thế, không cần phải đợi đến lúc cảm thấy khát mới đi uống nước và cũng không nên uống một lúc quá nhiều. Cách uống nước khoa học là trước khi khát uống ít nhưng uống làm nhiều lần.