Tại sao chúng ta lại buồn ngủ?

 là một điều bình thường chúng ta gặp hàng ngày, và lúc  chúng ta biết rằng cơ thể cần nghỉ ngơi, chúng ta cần ngủ. Nhưng tại sao chúng ta lại  thì gần đây các nhà khoa học mới tìm ra được cơ chế của cơ thể khiến chúng ta có cảm giác .

Trung bình giấc ngủ của mỗi người chia làm 5 giai đoạn:
+ Giai doan 1: ngủ lơ mơ lúc này cơ thể ở trạng thái thư giãn, nhịp tim và hô hấp chậm dần
+ Giai đoạn 2: bộ não bước vào trạng thái tắt hoạt động.
+ Giai đoạn 3,4: giai đoạn ngủ sâu. Huyết áp, nhịp thở nhịp tim đạt tới mức thấp nhất trong ngày. Hầu hết máu được đưa tới các cơ quan cho việc dinh dưỡng và sửa chữa.
+ Giai đoạn 5: mơ ngủ. Mắt người di chuyển nhanh theo tất cả các hướng. Con người dễ thức ở giai đoạn này. 95% giấc mơ của con người xảy ra vào giai đoạn này. Lúc này sóng trên điện não đồ tương tự với sóng khi con người thức, do vậy những gì con người thấy trong giấc mơ thường có gì đó giống thực tế. Giấc mơ phản ánh hiện thực tuy nhiên nó không logic đôi khi mang tính chất thần bí.
Lâu nay chúng ta vẫn cho rằng đồng hồ sinh học là yếu tố kiểm soát giấc ngủ. Đồng hồ sinh học kiểm soát khi nào chúng ta ngủ, khi nào thức dậy, cũng như ngủ bao lâu, độ sâu của giấc ngủ như thế nào. Có 3 yếu tố chi phối hoạt động của đồng hồ sinh học:
1. Nhiệt độ .
Nhiệt độ cơ thể trung bình là 37độ C nhưng không có nghĩa luôn luôn là giá trị đó mà dao động + – 2 độ tùy thời điểm trong ngày.
+khi nhiệt độ Cơ thể tăng, cơ thể thấy tỉnh táo, sóng não tăng cao hơn. đây là thời điểm hoạt động hiệu quả nhất. ( thường 6-7 giờ chiều)
+ Khi nhiệt độ giảm : cảm giác mệt mỏi, lười vận động, lờ phờ, sóng não giảm để bước vào giai đoạn 1 của giấc ngủ
Chúng ta có thể thấy thường có sự giảm nhẹ nhiệt độ cơ thể vào giữa chiều ( 1-2 giờ trưa) gây cảm giác buồn ngủ . Đó là lý do tại sao 1 số người có thói quen ngủ trưa.
2. Lượng ánh sáng chiếu vào mắt.
Đó chính là lý do tại sao chúng ta thường đi ngủ vào buổi tối chứ không phải ban ngày.
Lượng ánh sáng chúng ta hấp thụ quyết định mức độ Melatonin trong cơ thể theo tỉ lệ nghịch. Melatonin chịu trách nhiệm cho việc quyết định chúng ta ngủ hay thức cũng như việc lưu trữ năng lượng trong khi chúng ta ngủ.
3. Hoạt động.
Di chuyển cũng như tập thể dục thể thao giúp tăng nhiệt độ cơ thể, tạo điểm peak nhiệt độ cao hơn, chậm sự giảm nhiệt độ của ngày=> cho phép cơ thể tỉnh táo lâu hơn cũng như dễ có giấc ngủ sâu hơn.
Nhưng, một cuộc nghiên cứu mới đây trên loài chuột nhận thấy rằng, các tế bào não có tên là astrocyte thôi thúc việc ngủ bằng cách thải ra chất adenosine – hoá chất này có tác dụng gây buồn ngủ và có thể bị chất caffeine ức chế.
Người hoặc động vật thức càng lâu thì cảm giác thôi thúc chìm vào giấc ngủ càng trở nên mạnh mẽ. Điều này được xem là sự ép buộc ngủ. Những cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy rằng chất adenosine là nguyên nhân của việc ép buộc ngủ này. Hoá chất này tích tụ lại trong não trong lúc thức, cuối cùng giúp kích thích các kiểu hoạt động duy nhất của não bộ diễn ra trong quá trình ngủ.
Cuộc nghiên cứu gần đây nhận thấy rằng, chất adenosine từ các tế bào astrocyte điều chỉnh sự thôi thúc chìm vào giấc ngủ, thành viên của cuộc nghiên cứu Michael Halassa thuộc Trường Y của Trường Đại học Tufts ở Boston cho biết.
Đây là lần đầu tiên một tế bào không thuộc tế bào  trong bộ não được chứng minh là có ảnh hưởng đến hành vi, Halassa cho biết.
Cuộc nghiên cứu này có thể giúp đem lại nhiều loại thuốc tốt hơn để gây  buồn ngủ khi cần thiết, và ngăn chặn cơn buồn ngủ khi nó gây nguy hiểm, Merrill Mitler thuộc Viện Nghiên cứu các chứng rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia.
Các khoa học gia đã đánh nhẹ vào ‘công tắc gien’ ở chuột để ngăn không cho chất adenosine và các hoá chất khác từ các tế bào astrocyte tiết ra. Sau đó các nghiên cứu gia làm cho các con chuột mất ngủ trong thời gian ngắn và đánh giá chúng bằng các cuộc thử nghiệm về hành vi và bằng cách ghi lại các hoạt động của bộ não.
Những con chuột này không bị ép buộc ngủ như những con chuột trong nhóm đối chứng. Sau khi mất ngủ, chúng không cần ngủ bù nhiều, và trong các giai đoạn đầu của giấc ngủ, chúng có những kiểu hoạt động não bộ phù hợp với sự ép buộc ngủ thấp.
Các cuộc nghiên cứu về cơ chế giấc ngủ ở trên đã giúp giải thích lí do vì sao người ta lại có cảm giác buồn ngủ, cần ngủ. Qua đó thấy được tầm quan trọng của giấc ngủ và các yếu tố tác động đến giấc ngủ, chúng ta cần có chế độ sinh hoạt hợp lý để đảm bảo giấc ngủ, giữ gìn, nâng cao sức khỏe.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »