Tại sao một số người lại có khả năng mơ thấy tương lai?

Hannah Le: "Vì đã nhiều lần mơ thấy những nơi mình sẽ đến 1 thời gian dài sau đó và mình nghĩ cũng có nhiều người có khả năng đó."

Đây không phải là mơ thấy tương lai đâu bạn à. Mà là hiện tượng Déjà vu (Ký ức ảo giác)

Déjà vu (phiên âm tiếng Anh: /deɪʒɑː ˈvu/, phiên âm tiếng Pháp [deʒa vy], "đã nhìn thấy"; hay còn gọi là ký ức ảo giác, từ "para" trong tiếng Hy Lạp là παρα, kết hợp với từ μνήμη "mnēmē" là "memory - trí nhớ, ký ức") hoặc promnesia (chứng rối loạn trí nhớ), là ảo giác, cảm thấy quen thuộc (như đã từng thấy, từng trải qua trong trí nhớ) trong một môi trường, khung cảnh mới, chưa từng biết trước đó hoặc không nhớ rõ lúc nào.

Đây có thể là những trải nghiệm của một cảm giác chắc chắn rằng đã từng chứng kiến hay đã sống qua một hoàn cảnh đã xảy ra trước đây (một người cảm thấy sự kiện đang xảy ra này đã từng xảy ra trong quá khứ không lâu), mặc dù không thể biết chắn chắn các trường hợp linh cảm ấy đã xảy ra lúc nào.

Thuật ngữ này được đặt ra bởi một nhà nghiên cứu về tâm linh học người Pháp, Émile Boirac (1851–1917) trong cuốn sách của ông L'Avenir des sciences psychiques ("Tương Lại của Ngành khoa học Tâm linh") được viết trong bài tiểu luận lúc ông là một sinh viên đại học năm cuối. Déjà vu thường là một cảm giác rất quen thuộc, rất "kỳ quái", "lạ" và đầy "huyền bí" và xảy ra thường xuyên nhất trong các giấc mơ, cả trong hiện thực chắc chắn rằng hình ảnh này "đã xảy ra" trong quá khứ.

Hiện tượng déjà vu này xảy ra rất phổ biến cả người lớn lẫn trẻ em. Déjà vu đã được miêu tả trong văn học từ rất lâu, chứng tỏ hiện tượng này không mới xảy ra trong thời buổi này. Đây là một vấn đề rất nan giải cho các nhà khoa học để thử nghiệm trong phòng thí nghiệm nên déjà vu là một chủ đề nóng bỏng cho các nhà tâm linh học hiện nay. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được cách để tạo cảm giác này bằng cách dùng thôi miên.

-----------------

Các nhà nghiên cứu tin rằng đã tìm ra chìa khóa của hiện tượng deja vu - một cảm giác kỳ quặc khi ai đó nghĩ rằng dường như đã thấy cái này ở đâu rồi.

Bộ não rà soát qua kho ký ức để tìm hiểu nội dung khung cảnh đã được quan sát trước đó hay không

Các thí nghiệm cho thấy deja vu có thể được tạo ra một cách độc lập mà không cần có ký ức thật khơi gợi. Việc nhận ra một khung cảnh và vật thể quen thuộc được cho là để giải phóng 2 quá trình trong não.

Đầu tiên, bộ não rà soát qua kho ký ức để tìm hiểu nội dung khung cảnh đã được quan sát trước đó hay không. Nếu có, một phần độc lập trong não sẽ nhận dạng khung cảnh hoặc vật thể tương tự.

-------------------

Để kiểm chứng giả thuyết này, nhóm nghiên cứu tại Đại học Leeds ở Anh đã cho những tình nguyện viên xem qua 24 từ thông dụng, rồi thôi miên họ.

Những người bị thôi miên này sẽ được "tiêm" vào đầu rằng khi họ nhìn thấy một từ trong khung đỏ, họ sẽ cảm thấy từ này quen thuộc, mặc dù họ không nhớ nhìn thấy lần cuối khi nào.

Nhưng khi họ nhìn thấy một từ trong khung xanh, họ sẽ nghĩ rằng từ này thuộc danh sách 24 từ gốc.

Những người tham gia sau đó được hồi tỉnh và xem một loạt các từ trong những khung màu khác nhau. Một số từ không nằm trong danh sách cũ và được gắn khung đỏ hoặc xanh.

Akira O'Connor đang nghiên cứu tìm nguyên nhân của hiện tượng deja vu

10 trong số tình nguyện viên cho biết họ có cảm giác kỳ lạ khi nhìn thấy từ lạ trong khung đỏ, 5 người khác cho biết cảm giác này chính xác là deja vu.

Nhà nghiên cứu Akira O'Connor cho biết kết quả đã làm hé lộ nguyên nhân của hiện tượng deja vu và cơ chế làm việc của ký ức con người. "Nó cho thấy có thể phân tách 2 quá trình này và tạo nên được hiện tượng deja vu", O'Connor phát biểu.

Nghiên cứu trước cho thấy deja vu có thể bắt nguồn từ phần não gọi là thuỳ thái dương. Một số người bị động kinh ở thùy thái dương thường xuyên có hiện tượng deja vu. Các nhà khoa học Pháp cũng tìm thấy kích thích điện vùng thuỳ thái dương có thể tạo ra cảm giác quen thuộc với mọi thứ mà người ta gặp.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »