Tại sao mọi bàn phím máy tính đều có gờ nổi ở phím F và J?

Trên các bàn phím, có 2 ký tự có gờ nổi là F và J, tại sao lại có điều này nhỉ? Để tìm hiểu điều này, chúng ta phải lật giở lại lịch sử cách đây cả trăm năm.

Bàn phím thuở sơ khai
Bàn phím máy tính thuở sơ khai thật ra được sắp xếp theo thứ tự ABC, thế nhưng trong quá trình sử dụng, người ta nhận thấy điều này không thật sự mang lại sự thuận tiện cho người đánh máy.
Christopher Sholes, một nhà biên tập báo sống ở Milwaukee với thời gian tiếp xúc với bàn phím ABC nhận thấy nhược điểm của nó là đã nghĩ ra thứ tự sắp xếp mới mang tên QWERTY (gọi tên theo 6 ký tự đầu tiên của hàng phím chữ trên cùng của bàn phím) năm 1860.
Sau đó, Amos Densmore đã thay đổi nhỏ bằng cách đưa chữ R lên hàng chữ trên cùng thay cho dấu chấm (.) đang ở đó. Điều này sẽ giúp những người đánh máy có thể gõ được cụm từ TYPE WRITER trên cùng một hàng nhanh chóng.
Phát minh mới này sau đó được bán lại cho nhà sản xuất máy chữ chuyên nghiệp mang tên E.Remington and Sons. Remington với mẫu bàn phím gần giống ngày nay.
Trong quá trình sử dụng, loại bàn phím này dần được hoàn thiện khi người ta nhận thấy rằng con người có thể đánh máy mà không cần nhìn vào bàn phím nếu có một "dấu hiệu" giúp họ biết được chính xác vị trí tay mình trên các phím.
Gờ nổi trên 2 phím F và J cũng là một phát minh lớn
Một phụ nữ người Naples, Florida, Mỹ có tên là June E Botich đã nghĩ ra cách tạo các gờ nổi ở các phím F và J, sáng chế của bà đã được công nhận bởi Văn phòng sáng chế và bản quyền Hoa Kỳ (USPTO) vào năm 4/2002.
Như vậy việc tạo gờ nổi sẽ giúp cho người dùng không cần phải nhìn vào bàn phím mà vẫn có thể gõ chính xác, từ đó tăng tốc độ gõ lên rất nhiều.
Ngay cả các hãng điện thoại sau đó cũng áp dụng cách này trong bàn phím điện thoại của mình, hay cả bàn phím thang máy... điều này sẽ giúp cho những người khiếm thị định hướng tốt hơn khi sử dụng điện thoại, thang máy.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »