Câu hỏi này đã được các nhà khoa học đặt ra và tìm hiểu khi rất nhiều trường hợp chết lâm sàng, tim ngừng đập trong một thời gian dài mà vẫn sống lại được. Thậm chí điều này từ lâu đã được dựng thành một bộ truyện ma viễn tưởng nổi tiếng về con quái vật Frankenstein.
Năm 1999, một sinh viên y khoa người Thụy Điển tên là Anna Bagenholm bị mất kiểm soát trong khi trượt tuyết đã bị băng tuyết bao phủ. Bạn bè cô đã phải mất 40 phút để gạt tuyết ra và cứu cô. Lúc đó tim đã ngừng đập, nhưng Bagenholm vẫn sống. Phải mất gần 4 giờ sau, khi được đưa tới bệnh viện thì nhịp tim của cô mới hoạt động trở lại. Bagenholm được coi là trường hợp chết lâm sàng và hệ hô hấp tuần hoàn của cô đã ngừng hoạt động hơn 3 giờ khi cô trở lại cuộc sống bình thường.
Vậy những gì đã xảy ra trong cơ thể ở cấp độ tế bào trong suốt thời gian Bagenholm không có một nhịp tim? Mô tế bào sẽ chết cùng với cái chết của ý thức? Liệu Bagenholm có thể sống bao lâu nữa mà không có máu lưu thông?
Vấn đề trên đã thu hút sự chú ý của các bác sĩ lâm sàng và các kỹ sư đang có "khát vọng" tìm ra cách để đưa lại sự sống từ cái chết khi tim ngừng đập tại Trung tâm Khoa hồi sức (CRS) tại Đại học Pennsylvania.
Theo các chuyên gia CRS thì tất cả mấu chốt của vấn đề là ở cấp độ tế bào. Mỗi tế bào có một màng bảo vệ nó với môi trường xung quanh để lọc bỏ các phân tử không cần thiết cho các chức năng hay sự tồn tại của nó.
Nếu một tế bào sắp chết, hàng rào bảo vệ sẽ bắt đầu làm suy yếu, tùy thuộc vào hoàn cảnh của cái chết tế bào, một trong ba điều sẽ xảy ra: nó sẽ ăn các phần tử đã chết hoặc ốm yếu, hoặc sẽ kiểm dịch và thứ ba là có thể nó sẽ bị vỡ ra đột ngột, gây ra viêm nhiễm làm tổn thương mô hơn nữa.
Khi các tế bào của con người đột ngột cắt giảm nguồn cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và các dịch vụ vệ sinh lưu lượng máu bình thường cung cấp cho tế bào thì tế bào có thể giữ sự sống trong màng của mình ở một thời gian dài đáng ngạc nhiên, thậm chí là sau nhiều ngày. Nếu các bác sĩ có thể cứu chữa kịp thì bệnh nhân vẫn còn một khả năng sống lại?
Nhưng thật không may, các tế bào nhạy cảm nhất với việc thiếu chất dinh dưỡng và oxy lại là những tế bào não. Trong vòng 5-10 phút tim ngừng đập, các màng tế bào thần kinh sẽ bắt đầu bị vỡ và không thể khắc phục, tổn thương não sẽ xảy ra. Nỗ lực hồi sinh khó khăn hơn. Hiện tượng này được gọi là chấn thương reperfusion - các tế bào đột ngột bị cắt cung cấp dinh dưỡng sẽ tự hủy.
Tuy chưa hiểu được bản chất của chấn thương này, nhưng các nhà khoa học đã hiểu được một trong những điều có thể giảm nguy cơ chấn thương reperfusion là làm giảm nhiệt độ cơ thể. Quá trình này đôi khi cho phép bệnh nhân đã chết lâm sàng hàng chục phút vẫn được phục hồi đầy đủ.
Việc làm người chết sống lại dù sao cũng không phải là điều quan tâm sâu sắc của các bác sĩ vì tế bào não có thể nhanh chóng chết đi khi tim ngừng đập. Nhưng các nhà khoa học vẫn đang quan tâm xem làm thế nào để hồi phục các bệnh nhân đã chết lâm sàng trong một thời gian lâu khi mà họ không hề có ý thức.