Mắt bình thường khi quan sát sự vật, nếu nhìn xa không cần phải điều tiết, nhưng nhìn gần thì lại cần phải điều tiết. Khi bị cận thị phải căn cứ theo tình hình điều tiết của mắt để phân biệt cận thị thành hai loại "thật" và "giả". Cận thị thật tức là đường kính trước, sau (hay độ dài trước, sau) của nhãn cầu mắt vượt quá 24 mm. Thông thường, khi nhãn cầu vượt quá độ dài này thì không dễ gì phục hồi. Điều này cũng có nghĩa là phương pháp nâng cao thị lực chỉ có thể là đeo kính. Ngày nay còn có thể lợi dụng kỹ thuật dùng chuẩn phân tử lade gọt bớt đi phần giác mạc nhô lên khiến cho đường kính trước sau nhỏ hơn 24 mm. Từ đó, đạt được mục đích nâng cao thị lực mắt.
Cận thị giả là do thói quen xem, nhìn không đúng gây ra. Ví dụ như đọc sách trên xe đang chạy lắc lư, ở nơi không đủ ánh sáng, nằm trên giường đọc sách báo, ngồi xem tivi quá gần hoặc là tư thế ngồi đọc không đúng v.v thói quen này sẽ gây ra hậu quả giống nhau, đó là làm cho cơ mày điều khiển, khống chế thị lực của mắt quá căng thẳng. Đôi mắt của chúng ta có một chiếc kính tự nhiên - thuỷ tinh thể. Nó có thể căn cứ theo nhu cầu điều chỉnh xa gần để thay đổi thị lực. Cơ mắt là động lực để nó thay đổi. Khi nhìn vật ở gần, cơ mắt cố gắng kéo căng, thuỷ tinh thể nhô ra phía trước hết cỡ để đáp ứng nhu cầu. Nếu khéo thời gian, cơ mắt sẽ mệt mỏi không thể dễ dàng khôi phục lại trạng thái ban đầu, từ đó thị lực giảm sút và mắt bị cận thị. Nhưng, loại cận thi này được gọi là cận thị giả. Bởi vì nếu sửa đổi thói quen nhìn, xem không đúng và dùng những loại thuốc nhỏ mắt khiến cho mắt có được sự nghỉ ngơi điều chỉnh, cơ mắt khôi phục chức năng thì thị lực thông thường có thể hồi phục. Nhưng, nếu bạn không chú ý điểm này, không xử lý kịp thời để kéo dài trong khoảng thời gian dài thì cận thị giả cũng sẽ trở thành cận thị thật. Như vậy, bạn sẽ gặp nhiều phiền toái.
Nếu như bạn bị cận thị thì nhất thiết phải đi bệnh viện kiểm tra và điều tri. Thực ra, để có được một đôi mắt trong sáng, khoẻ mạnh, điều quan trọng nhất là chú ý cách xem nhìn cho đúng.