Theo Telegraph, một giả thuyết cho rằng chúng làm như vậy để điều chỉnh thân nhiệt, bởi vì đứng bằng hai chân trong nước sẽ mất nhiệt cơ thể nhiều hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin tưởng vào một câu trả lời khác. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Royal Society, chuyên mục Biology Letters, chim Hồng Hạc thực sự ít tốn sức hơn khi đứng trên một chân hơn là trên hai chân.
Giáo sư Young-Hui Chang thuộc Viện Công nghệ Georgia và Lena H Ting của Đại học Emory đã tiến hành một loạt các thí nghiệm trên xác chết chim Hồng Hạc – và phát hiện ra rằng chúng dễ dàng đứng trên một chân hơn là hai chân.
Họ cho biết: "Chúng tôi đã chứng minh rằng xác chết chim Hồng Hạc có thể thụ động dồn trọng lượng cơ thể trên một chân mà không có hoạt động cơ bắp nào trong khi giữ nguyên một tư thế chung, không thay đổi, ổn định, tương tự như chim Hồng Hạc còn sống. Ngược lại, xác của chim Hồng Hạc không thể giữ ổn định trong tư thế hai chân, cho thấy cơ thể đòi hỏi tiêu hao sức lực cho hoạt động cơ bắp nhiều hơn để giữ ổn định trên tư thế hai chân so với một chân.
Các kết quả của chúng tôi cho thấy chim Hồng Hạc có kết cấu các bộ phận giúp cản trọng lực một cách thụ động để hỗ trợ trọng lượng cơ thể trong tư thế đứng một chân".
Họ cũng phát hiện ra rằng, chim Hồng Hạc còn sống đứng trên một chân giúp giảm đáng kể cơ thể lung lay khi đứng im so với tư thế cảnh giác cao, với vị trí dồn lực trực tiếp tại các khớp đốt chân, giảm nhu cầu sử dụng lực cơ bắp.
"Kết hợp với nhau, kết quả của chúng tôi nhấn mạnh khả năng chim Hồng Hạc có thể đứng lâu dài trên một chân mà không đòi hỏi sức lực cơ bắp lớn, do đó ít tiêu hao năng lượng.
Mặc dù chúng tôi không có bằng chứng trực tiếp, nhưng sự giảm tiêu hao năng lượng cơ thể có thể giải thích một cách tổng quát hơn về việc có bao nhiêu loài chim có hình thái và môi trường sinh thái khác nhau được hưởng lợi từ hành vi độc nhất của loài chim này".
Giáo sư Young-Hui Chang thuộc Viện Công nghệ Georgia và Lena H Ting của Đại học Emory đã tiến hành một loạt các thí nghiệm trên xác chết chim Hồng Hạc – và phát hiện ra rằng chúng dễ dàng đứng trên một chân hơn là hai chân.
Họ cho biết: "Chúng tôi đã chứng minh rằng xác chết chim Hồng Hạc có thể thụ động dồn trọng lượng cơ thể trên một chân mà không có hoạt động cơ bắp nào trong khi giữ nguyên một tư thế chung, không thay đổi, ổn định, tương tự như chim Hồng Hạc còn sống. Ngược lại, xác của chim Hồng Hạc không thể giữ ổn định trong tư thế hai chân, cho thấy cơ thể đòi hỏi tiêu hao sức lực cho hoạt động cơ bắp nhiều hơn để giữ ổn định trên tư thế hai chân so với một chân.
Các kết quả của chúng tôi cho thấy chim Hồng Hạc có kết cấu các bộ phận giúp cản trọng lực một cách thụ động để hỗ trợ trọng lượng cơ thể trong tư thế đứng một chân".
Họ cũng phát hiện ra rằng, chim Hồng Hạc còn sống đứng trên một chân giúp giảm đáng kể cơ thể lung lay khi đứng im so với tư thế cảnh giác cao, với vị trí dồn lực trực tiếp tại các khớp đốt chân, giảm nhu cầu sử dụng lực cơ bắp.
"Kết hợp với nhau, kết quả của chúng tôi nhấn mạnh khả năng chim Hồng Hạc có thể đứng lâu dài trên một chân mà không đòi hỏi sức lực cơ bắp lớn, do đó ít tiêu hao năng lượng.
Mặc dù chúng tôi không có bằng chứng trực tiếp, nhưng sự giảm tiêu hao năng lượng cơ thể có thể giải thích một cách tổng quát hơn về việc có bao nhiêu loài chim có hình thái và môi trường sinh thái khác nhau được hưởng lợi từ hành vi độc nhất của loài chim này".