Tại sao gọi hổ là ông ba mươi ?

Từ lâu, hình tượng con hổ (cọp) đã đi vào đời sống văn hóa của người Việt ta trong nhiều lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội…Có rất nhiều tên gọi loài mèo to lớn này như cọp, hổ, hùm, hay Chúa sơn lâm, nhưng trong dân gian cọp còn có tên gọi là Ông ba mươi. Vậy thực sự cái tên “Ông ba mươi” bắt nguồn từ đâu?
Hẳn bạn còn nhớ câu chuyện Sự tích con Hổ trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, câu chuyện kể về người sống ở Thiên cung có tên Phạm Nhĩ. Sỡ dĩ có tên gọi như vậy vì ông có tai rất thính và rất khỏe, ông thường xuyên lấy tai cho người khác dùng làm đánh đu nên vành tai bị rách. Ông vốn có nhiều tài phép lại có sức khỏe hơn người, nhưng thường xuyên đi gây sự đánh nhau với người khác. Nhưng những người khác không ai chịu được một cú đấm thôi sơn của ông.
Angry Tiger-799075
Ngày càng trở nên kiêu căng tự phụ, Phạm Nhĩ nghĩ mình phải được làm vua nhà Trời nên đã chiêu mộ dưới mình vài bộ hạ tụ tập gây náo loạn Thiên Cung. Ngọc Hoàng lệnh cho bao nhiêu tướng tài thần giỏi đối mặt nhưng không người nào là đối thủ của Phạm Nhĩ. Quá hoảng hốt, Ngọc Hoàng đã đến cầu cứu Đức Phật.
Thấy Đức Phật, Phạm Nhĩ lao tới nhưng không ngờ sa ngay vào túi thần của Phật. Đức Phật lệnh cho Ngọc Hoàng không được giết mà phải trừng phạt Phạm Nhĩ. Ngọc Hoàng tuân lệnh đày Phạm Nhĩ xuống trần thế làm kiếp con vật, tuy tước hết tài phép nhưng vẫn giữ lại sức khỏe hơn người để hắn làm Chúa tể sơn lâm. Ngọc Hoàng cũng làm cho tai hắn bớt thính để không nghe ngóng được chuyện thiên đình, trần gian và cuối cùng Ngọc Hoàng thoái bỏ đôi cánh để hắn không thể bay trở về trời nên từ đó mới có câu ca dao:
Trời sinh hùm chẳng có vây
Hùm mà có cánh hùm bay lên trời
Cop, ông ba mươi
Câu ca dao để tưởng nhớ khi xưa ông Phạm Nhĩ đã đại náo Thiên Cung. Tuy chịu kiếp loài vật, dòng dõi của Phạm Nhĩ vẫn nối nhau làm Chúa tể sơn lâm gieo nối khiếp sợ cho con người. Nhà vua quy định mỗi khi ai bắt giết được hổ đều được thưởng 30 quan tiền vì loại trừ được một con vật hung dữ nhưng đồng trời cũng phạt đánh 30 trượng để oan hồn Phạm Nhĩ không tức giận. Do khiếp sợ không ai dám gọi thẳng tên hổ mà chỉ kêu “Ông ba mươi”.
Cũng tương tự như vậy, nhưng đến thời Nguyễn người ta lại kể một cách khác rằng ai bắt sống được hổ thì được thưởng 30 quan tiền ngược lại giết hổ thì bị phạt 30 quan tiền và đánh 30 roi. Do trước khi lên ngôi, vua Gia Long Nguyễn Ánh lúc bị quân Tây Sơn truy đuổi vào rừng nếu không nhờ một con hổ đem thịt đến thì đã không có thức ăn để sống qua ngày, vua chịu ơn hổ từ đó và sau khi lên ngôi ông đã lập ra miếu thờ Hổ hay còn gọi là miếu ông Hổ tại vùng Mô Xoài thuộc tỉnh Bà Rịa.
13_tiger
Một cách giải thích khác trong truyền thuyết về đánh quỷ Xương Cuồng ở truyện Mộc Tinh của Lĩnh Nam chích quái, hay truyền thuyết săn Moong Lồ trong sử thi của người Mường. Tất cả các cụm từ Xương Cuồng, Mộc Tinh, Moong Lồ đều để chỉ thú dữ trong rừng mà ở đây là hổ lớn. Thời Văn Lang mọi người đều khiếp sợ thần Mộc Tinh, vì vậy mỗi khi đến 30 tết, muốn được ăn tết yên ổn thì phải thực hiện lễ tế thần mà vật tế là người sống, vì vậy mới có tên “Ông ba mươi”.
Mặc dù hiện diện trong rất nhiều truyền thuyết và văn hóa dân gian, nhưng ngày nay loài hổ đang bị đe dọa và bị đẩy tới bờ vực tuyệt chủng. Nếu chúng ta không chung tay bảo tồn, loài vật này sẽ sớm biến mất khỏi Việt Nam và trên thế giới.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »