Tại sao cần làm sạch lưỡi?

Theo các chuyên gia y tế Đại học New York (Mỹ), hơn 700 loài vi khuẩn khác nhau sống trong miệng. Không phải tất cả các vi khuẩn đều có hại nhưng khi những vi khuẩn phát triển và nhân lên ở các mảng bám, vết nứt trên bề mặt của lưỡi, chúng có thể gây hại cho miệng.
Chính vì vậy, không chỉ vệ sinh răng miệng hàng ngày, rất cần thiết làm sạch lưỡi để tránh vi khuẩn phát triển trong miệng và gây bệnh.  
Hơi thở hôi
Hơi thở là vấn đề số một liên quan đến việc không đánh răng. Ngoài ra, khi vi khuẩn tích tụ, sinh sôi trên lưỡi cũng khiến hơi thở có mùi hôi. Do đó, bạn cần cạo lưỡi đều đặn mỗi ngày để tránh tình trạng này.
Thay đổi vị giác
Khi lưỡi không được làm sạch, lớp vi khuẩn, tế bào chết và mảng bám thức ăn sẽ phủ trên lưỡi làm vị giác kém đi, bạn có thể sẽ bị mất cảm giác thèm ăn, không thể nếm được mùi vị thực sự của món ăn. Tuy nhiên, nếu loại bỏ lớp bẩn này thì vị giác của bạn sẽ trở lại bình thường.
Lưỡi đen
Tình trạng này xuất hiện khi lưỡi bị nhuộm màu từ thức ăn thừa còn sót lại trong miệng hoặc màu đen khi uống cà phê mà không được làm sạch. Do vậy, việc làm sạch lưỡi hàng ngày là cần thiết để tránh tác hại này. 
Nhiễm nấm men ở miệng
Nấm miệng có thể xảy ra khi mức độ vi khuẩn trong miệng phát triển không kiểm soát do việc không đánh răng. Hậu quả là chúng hình thành các mảng trắng trên lưỡi. Đôi khi nấm có thể lây lan sang vòm miệng, nướu răng, amiđan hoặc sau cổ họng. Việc đánh răng thường xuyên và sử dụng một loại thuốc kháng nấm có thể điều trị tình trạng này.
Lở loét miệng
Khi lượng vi khuẩn trong miệng quá lớn, nấm cũng phát triển, gây lở loét miệng, hình thành nên những vệt trắng ở lưỡi.
Hệ miễn dịch suy yếu
Lưỡi là “lá chắn” đầu tiên trong hệ thống miễn dịch của con người. Nạo lưỡi giúp ngăn chặn độc tố bị tái hấp thu vào trong cơ thể, qua đó bảo vệ hệ thống miễn dịch của chính bạn.
Bệnh nha chu
Vi khuẩn phát triển trên lưỡi có thể lây lan vào răng, gây viêm lợi. Nếu không được điều trị, chứng viêm có thể tiến triển thành bệnh nha chu. Răng của bạn có thể bị rụng, nhưng đáng lo ngại hơn là viêm mãn tính do bệnh nha chu có liên quan đến nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, và sẩy thai. 
Hệ tiêu hóa kém
Hệ tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều bởi con đường ăn uống. Miệng là bộ phận đầu tiên trong dây chuyền tiêu hóa của cơ thể gặp vấn đề, nó cũng kéo theo nhiều chứng bệnh liên quan. Việc vệ sinh lưỡi, bộ phận tiếp xúc nhiều với thức ăn nhất và giúp tránh những chất độc có thể tác động xấu tới hệ tiêu hóa. Chưa kể cạo lưỡi còn kích thích sản sinh nước bọt giúp bảo vệ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Vệ sinh lưỡi đúng cách
Các nha sỹ thường khuyến cáo mọi người nên vệ sinh răng miệng thường xuyên, đặc biệt vào buổi sáng và tối. Cạo lưỡi cũng được khuyến cáo nên được thực hiện đồng thời trước khi đánh răng. Có thể cạo nhiều lần cho đến khi cảm thấy lưỡi đã sạch, nhưng không cạo mạnh quá và nhiều quá sẽ gây rát lưỡi.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »