Môi sưng
Sử dụng một loại son môi mới có thành phần gây kích ứng có thể khiến đôi môi sưng lên hoặc ăn một số loại thực phẩm gây dị ứng cũng làm môi sưng vù. Theo Keith Arbeitman - một nha sĩ tại Manhattan (Mỹ), đôi môi bị sưng tấy có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh dị ứng. Lúc đầu đôi môi sẽ trông lớn hơn so với bình thường và kèm theo dấu hiệu đau nhức.
Trong trường hợp đôi môi sưng tấy một cách rõ rệt thì nên đi khám ngay lập tức. Dị ứng thường đi kèm cùng một số triệu chứng như chảy nước mắt, ngứa ngáy hoặc phát ban khắp cơ thể.
Môi khô
Theo tiến sĩ Diane Madfes của Viện Da liễu Mỹ, đôi môi có dấu hiệu bị khô, nứt nẻ ở khóe miệng cho thấy có thể bạn đang thiếu hụt các nguyên tố gồm kẽm, sắt, vitamin B3 và B6.
Ngoài ra, không khí khô và lạnh kết hợp với việc ở ngoài trời quá nhiều cũng có thể khiến môi mất nước và trở nên khô, nứt nẻ.
Tuy nhiên, điều này có thể dễ dàng giải quyết bằng cách uống thật nhiều nước để bù đắp lượng nước bị thiếu hụt. Đồng thời, điều chỉnh chế độ ăn uống, như thêm thịt đỏ vào mỗi bữa ăn để bổ sung nhiều kẽm và sắt.
Nứt khóe miệng
Chảy nước dãi có thể là do những vết nứt đau đớn ở hai góc miệng gây ra hay còn gọi là tình trạng viêm góc môi. Nếu bạn nghiến răng, đeo hàm giả hoặc dễ bị chảy nước dãi, hơi ẩm bám vào các góc miệng và khi ngủ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng nấm men. Nấm men hình thành qua đêm có thể làm cho da ở góc của môi trên và dưới bị nứt càng sâu.
Vết loét xung quanh miệng
Nếu đang trong tình trạng kiệt sức hoặc làm việc quá sức, trên môi rất dễ xuất hiện các vết loét gây đau đớn, nhất là trong những ngày lạnh hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Những vết loét này cho thấy hệ miễn dịch trong cơ thể đang bị tổn thương nghiêm trọng.