Vì sao con người hôn nhau nhưng các loài động vật thì không?

Nụ hôn là biểu hiện của tình cảm, đem đến nhiều xúc cảm cho con người nhưng phải chăng đó không phải là điều các loài động vật thích thú?

Khi bạn nghĩ về nụ hôn, bạn cho rằng nó ngọt ngào hay "nhớp nháp". Thông thường, mỗi nụ hôn có thể chuyển giao 80 triệu vi khuẩn và không phải vi khuẩn nào cũng tốt cho sức khỏe của chúng ta. 

Nhưng chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nhớ nụ hôn đầu và nhớ cả sự ngượng ngùng và thú vị lúc đó. Vậy nên nụ hôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất kì cuộc tình lãng mạn nào.

Người phương Tây cho rằng hôn là một hành động vô cùng phổ biến của con người. Nhưng một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, không phải nền văn hóa nào cũng làm điều đó và hầu hết các loài vật không biết hôn.

Truy tìm lịch sử nụ hôn của loài người

Theo một nghiên cứu mới đây, hôn được coi như một phát minh khá mới và không phải tất cả các nền văn hóa đều hôn. Trong 168 nền văn hóa trên thế giới, chỉ có khoảng 46% hôn theo chiều hướng lãng mạn, trong khi con số này trước đây là 90%. 
Còn bây giờ, các nghiên cứu mới đã loại trừ trường hợp ba mẹ hôn con cái và chỉ tập trung vào những nụ hôn lãng mạn của các cặp vợ chồng.

Rất nhiều nhóm người săn bắn hái lượm cho rằng, không có bất kì bằng chứng nào về việc hôn cũng như sự khao khát có nó. Thậm chí một số người còn cho đó là hành động đáng sợ. Họ khẳng định, tổ tiên của chúng ta cũng không hề tồn tại khái niệm hôn.

Chính tác giả William Jankowiak của trường Đại học Nevada ở Las Vegas nói rằng, nghiên cứu này đã đảo lộn lại niềm tin “hôn gần như là hành động phổ biến của xã hội loài người”. Thực chất nó bắt nguồn từ phương Tây và truyền từ đời này sang đời khác. 
Thêm vào đó, nhà nghiên cứu Rafael Wlodarski của Đại học Oxford ở Anh đã tìm ra những bằng chứng về hôn đã thay đổi như thế nào. Bằng chứng cổ xưa nhất về  hành động hôn bắt nguồn từ chữ Phạn của người Hindu từ 3500 năm trước và hôn được miêu tả là sự hút hồn vào nhau.

Ngược lại, đối với chữ tượng hình Ai Cập, những bức vẽ con người đứng gần nhau hơn là áp đôi môi của họ vào với nhau. 

Liệu rằng hôn có phải là một hành động hoàn toàn tự nhiên nhưng một số nền văn hóa đã đàn áp nó? Hay nụ hôn được con người hiện đại phát minh ra? Chúng ta có thể thấy được cái nhìn sâu sắc hơn qua một số loài động vật.

Tại sao con người lại hôn nhau còn hầu hết các loài động vật thì không? 

Như chúng ta biết, phần lớn các loài động vật không hôn lẫn nhau. Nhưng họ hàng gần nhất của chúng ta là tinh tinh và bonobo lại hôn nhau. 
Nhà nghiên cứu về động vật linh trưởng - Frans de Waal của trường Đại học Emory ở Atlanta, Georgia đã nhìn thấy rất nhiều trường hợp tinh tinh hôn và ôm nhau sau khi xung đột.

Đối với tinh tinh, hôn là hình thức của sự hòa giải và phổ biến ở con đực hơn con cái. Hay nói cách khác, đó không phải là một hành động lãng mạn.
Người anh em họ của tinh tinh là bonobo thực hiện hành động hôn nhiều hơn và chúng thường sử dụng lưỡi trong khi hôn. Điều đó cũng không có gì quá ngạc nhiên vì bonobo có tính tình dục cao hơn.

Theo các chuyên gia, hai loài động vật linh trưởng này là trường hợp ngoại lệ. Như chúng ta biết, phần lớn các loài động vật không hôn lẫn nhau. Chúng chỉ chạm mặt, chạm môi vào nhau. Cho dù có chạm môi vào nhau thì chúng cũng không chia sẻ nước bọt hay mím môi, "mút môi" nhau.

Vậy động vật thường làm gì để thu hút bạn tình?

Câu trả lời là chúng thường thải ra các chất kích thích tố trong nước tiểu. Ta có thể thấy điều đó qua một số loài vật như lợn rừng hay chuột.

Những con lợn thường tạo ra mùi hăng để hấp dẫn con cái. Hóa chất then chốt ở đây là một kích thích tố được gọi là androsterone có tác dụng làm gây sự ham muốn cho con cái. 
Hay một con chuột đồng cái cũng phát ra một chất kích thích tố mê hoặc con đực. Chuột sẽ lần theo các dấu vết hóa học tương tự để tìm ra các đối tượng khác nhau về mặt di truyền, giảm thiểu nguy cơ loạn luân.

Động vật thường thải ra các kích thích tố trong nước tiểu. Ông Wlodarski nói rằng: “Nước tiểu của chúng hăng hơn. Nếu có nước tiểu ngoài môi trường bây giờ, họ có thể đánh giá chúng thông qua đó”.
Không chỉ động vật có vú mới có cảm giác tuyệt vời đó mà một cá thể nhện đực đen góa cũng có thể ngửi thấy mùi pheromone từ con cái và cô nàng sẽ tâm sự về hành động ăn thịt bạn tình này với anh chàng trước khi ra tay. Để giảm nguy cơ bị ăn thịt, nhện đực nên kết đôi với nhện cái khi chúng còn đang no.

Động vật không cần phải gần nhau để phát hiện ra một người bạn đời tốt. Nhưng chính bởi khả năng cảm nhận mùi của con người rất tệ nên chúng ta phải gần gũi nhau hơn. 

Mùi không phải là tín hiệu duy nhất đánh giá thể trạng của mỗi người nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc chọn bạn đời. 
Một nghiên cứu năm 1995 cho thấy, phụ nữ cũng giống như chuột, thích ngửi mùi của đàn ông khác gene với họ. Điều đó cũng vô cùng dễ hiểu vì khi kết đôi với ai đó khác gene thì sẽ sinh được một đứa con khỏe mạnh. Hôn là cách tuyệt vời nhất vì nó đủ gần để phát hiện ra gene của đối phương.

Năm 2013, Wlodarski đã kiểm tra sở thích hôn một cách chi tiết. Ông đã hỏi hàng trăm người rằng cái gì là quan trọng nhất khi hôn một ai đó. Làm thế nào để họ có mùi đặc trưng cao và tầm quan trọng của mùi tăng lên khi phụ nữ dễ thụ thai nhất. 

Kích thích tố pheromone là điểm quan trọng nhất đối với động vật có vú khi chọn lựa bạn đời. Wlodarski chia sẻ: “Chúng ta đã thừa hưởng tất cả các cơ chế sinh học của chúng ta từ động vật có vú và cần thêm một số thứ khác trong thời gian tiến hóa”.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »