Tại sao tháng 2 dương lịch chỉ có 28 hoặc 29 ngày?

Theo dương lịch, các tháng trong năm có 30 hoặc 31 ngày. Tuy nhiên, tháng 2 là “trường hợp đặc biệt” khi chỉ có 28 hoặc 29 ngày (nếu năm nhuận). Tại sao lại như vậy?

Khi nhắc đến vấn đề này, đến nay, nhiều người vẫn tin rằng tháng 2 ban đầu có 29 ngày nhưng đã bị Hoàng đế La Mã Augustus Caesar “đánh cắp” đi 1 ngày để thêm vào tháng 8 – tháng được đặt theo tên của ông (August). Tuy nhiên, thực tế đây chỉ là một trong những lời đồn đại không có căn cứ.
Các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện lý do của việc này là sự giữ nguyên cách tính lịch của người La Mã trước kia. Theo tài liệu thu thập được từ các nhà khảo cổ, dương lịch ngày nay bắt nguồn từ người La Mã. Vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, Romulus - vị vua đầu tiên của thành Rome - đã ban hành lịch dựa theo chu kì Mặt trăng (tương tự âm lịch phương đông) nhưng chỉ có 10 tháng, bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 12. Lúc này tháng 1 và tháng 2 chưa hề tồn tại.
Theo cách chia của vua Romulus thì một năm chỉ kéo dài 304 ngày, tức là có một khoảng thời gian kéo dài hai chu kỳ của Mặt Trăng không được đưa vào lịch. Nguyên nhân của vấn đề này là do người La Mã không có khái niệm mùa đông. Họ xem mùa đông là khoảng thời gian vô dụng, bởi họ không thể làm được gì.
Tuy nhiên, vào năm 731 TCN, hoàng đế Numa Pompilius đã nhận thấy điều này là cực kì ngớ ngẩn. Cuối cùng ông đã quyết định bổ sung thêm hai tháng nữa, mỗi tháng có 28 ngày cho đúng 12 chu kì Mặt trăng. Như vậy, mỗi năm đã có tổng cộng là 354 ngày.
Thế nhưng, thời đó, họ quan niệm rằng số chẵn thường liên quan đến điều đen đủi nên vua Numa Pompilius đã quyết định tăng cho tháng Một thêm 1 ngày để thành 29 ngày, còn tháng 2 không hiểu vì lý do gì vẫn giữ nguyên chỉ có 28 ngày. Bên cạnh đó, số ngày của các tháng cũng được điều chỉnh lại thành số lẻ, duy chỉ có tháng 2 vẫn là số chẵn. Như vậy, thời điểm đó, tổng số ngày trong năm là 355 với thứ tự các ngày trong tháng như sau:
Hình ảnh nội tuyến 1
Một vài năm trôi qua, nhiều ý kiến trái chiều về cách chia như vậy lại một lần nữa xuất hiện. Nhiều người cho rằng nó không phản ánh đúng được chu kì biến đổi thời tiết các mùa. Bởi vậy, để giữ cho việc đi đúng theo quỹ đạo của nó, cứ 2 năm/lần, người La Mã lại thêm một tháng nhuận kéo dài 27 ngày sau ngày 23/2 có tên Mercedonius (những năm đó tháng 2 chỉ có 23 ngày)
Tuy nhiên, một lần nữa sự thay đổi lại vướng phải khó khăn khi các linh mục ở Rome khó có thể lựa chọn nên để tháng nhuận xuất hiện khi nào cho hợp lý. Vì vậy, đến khoảng năm 45 TCN, hoàng đế Julius Caesar đã tiến hành sửa đổi việc phân chia ngày tháng thêm một lần nữa.
Ông quyết định giữ nguyên 12 tháng và thêm 10 ngày nữa. Đồng thời ông cũng đặt quy định cứ 4 năm một lần thì tháng 2 lại được cộng thêm một ngày để thành 29 ngày. Như vậy, lúc đó một năm đã là 365,25 ngày – khá gần với chu kì thật của Trái Đất quanh Mặt Trời (365,2425 ngày). Thực tế ngay sau khi thay đổi quy ước lịch, năm 46 TCN - năm đầu tiên áp dụng kiểu lịch mới - có tới 455 ngày.
Dương lịch mà con người sử dụng ngày nay chính là lịch La Mã được hoàn thiện thêm. Cách chia các tháng cũng có sự điều chỉnh giữa 30 ngày và 31 ngày. Duy chỉ có tháng 2 vẫn được giữ nguyên là tháng ít ngày hơn các tháng khác.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »