Tại sao khi người ta chán nản lại muốn ăn?

Ngày xưa, ăn chỉ để sống, buồn thì tìm tới rượu để giải sầu. Nhưng quan niệm này gần đây cũng bị thay đổi khá nhiều. Giờ người ta tìm tới ăn để giải sầu khá nhiều. Hiện tượng này khoa học gọi là "ăn theo cảm xúc" (emotional eating). Nhưng điều này không mang lại nhiều lợi ích như nhiều người nghĩ, mà còn "lợi bất cập hại".

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có tới 75% trường hợp ăn uống quá độ là để giải sầu. Phần lớn các trường hợp này lại là giới trẻ. Khi chúng ta cảm thấy buồn chán, lại muốn nhấm nháp một chút gì đó để gọi là "ăn cho đỡ buồn". Và tình trạng này đã làm cho các chuyên gia dinh dưỡng phải báo động. Những người trẻ này có cả 1001 lý do làm họ buồn để họ ăn uống như vậy.

Điều khó khăn nhất là phân biệt giữa cơn đói thật và cơn đói giả. Rất đơn giản, khi bạn cảm thấy đói, đừng vội ăn, hãy chờ thêm 20 phút nữa và tìm việc gì khác để làm. Nếu bạn cảm thấy không đói thì chứng tỏ cơn đói vừa ròi chỉ là cơn đói giả và việc ăn lúc này là không cần thiết. Cách tốt nhất để tránh hiện tượng ăn theo cảm xúc này là tập cho mình một thói quen ăn uống, chỉ được phép ăn khi trong khoảng thời gian quy định, hạn chế ăn vặt. Khi đi làm, bạn nên chuẩn bị cơm mang theo để không la cà hàng quán, nơi có những món ăn hấp dẫn làm bạn tăng cân nhanh chóng.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »