Tại sao khi đi "tiểu" ở con trai, thường có tình trạng giật giật ở đoạn cuối?

(Câu hỏi của bạn Dũng Anh Kiều)

Khuyến cáo, bài viết này hoàn toàn theo sinh học nhé, k có gì bậy đâu

Để hiểu về điều này, chúng ta cùng tìm hiểu về đường dẫn nước tiểu

1 Niệu quản:
Là ống hình trụ, dài chừng 12cm. Đường kính niệu quản không đều. Gồm niêm mạc, lớp cơ, vỏ ngoài.

2 Bàng quang:
Nằm sau xương mu, trước trực tràng. Dung tích trung bình 250ml. Mặt trong bàng quang có tam giác bàng quang tạo bởi hai lỗ niệu quản và lỗ niệu đạo. Thành bàng quang có 3 lớp: niêm mạc, cơ trơn, thanh mạc. ở nam giới xung quanh cổ bàng quang có tuyến tiền liệt.

3 Niệu đạo: chức năng sinh lý của thận.
Thận là cơ quan tạo và bài xuất nước tiểu để đảm bảo chức năng sinh lý thông qua hoạt động chính: lọc máu ở cầu thận, tái hấp thu và bài tiết ở ống thận. Thận còn sản xuất một số chất nội tiết như renin, kinin, erythropotein, prostaglandin và chịu ảnh hưởng một số chất nội tiết như hormon kháng lợi tiểu, hormon cận giáp, atrial natriuretic peptid.

4 Lọc máu của cầu thận
Quá trình tạo nước tiểu được khởi đầu bằng lọc máu của cầu thận. Sự lọc được thực hiện bằng cơ chế siêu lọc. Mỗi phút có 1000 - 1200ml máu qua hai thận. Mỗi phút, thận lọc từ huyết tương được 120ml dịch lọc ban đầu. Dịch này đẳng trương so với huyết tương. Mức lọc cầu thận phụ thuộc vào 3 yếu tố: huyết áp hệ thống, khả năng lọc của hệ lọc mao quản cầu thận, diện tích của hệ mao quản cầu thận.

Vậy tại vì sao có tình trạng nêu ở đầu đề?
Ống dẫn nước tiểu có 1 đoạn ống bị trũng xuống. Đến đoạn cuối của việc đi tiểu, chúng ta đều có 1 hành động chung là nín lại. Cơ chế của nó là kéo phần bìu và tinh hoàn lên phía trên nhằm đẩy ống dẫn nước tiểu lên phía trên, không bị trũng nữa, và nước bị tồn trong đó sẽ bị đẩy ra ngoài, vài lần thì sẽ không còn nước ở trong nữa. Đó là nguyên nhân của tình trạng đó.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »