Tại sao có hiện tượng hụt khối? Có thể biến thủy ngân thành vàng không?

Mình sẽ giải đáp ý đầu theo cách dạy mới của các giáo viên :) Các bạn trả lời câu hỏi theo dàn bài nhé.

Thành phần hạt nhân gồm?
Lực tương tác giữa các hạt trong nhân?
Các proton đẩy nhau. nhưng thực tế, các p và các n vẫn hút nhau, chứng tỏ gì?
Lực hút giữa các nuclon với nhau rất lớn so với lực đẩy giữa các p => giữ được các nuclon liên kết với nhau => lực hạt nhân

Lực hạt nhân là lực hút rất mạnh giữa các hạt nuclon trong nhân, xuất hiện khi khoảng cách giữa chúng bé hơn hoặc bằng 10^(-15)m

Muốn phá vỡ hạt nhân thì làm thế nào?
Năng lượng cần phải cung cấp tối thiểu là bao nhiêu?

Năng lượng nghỉ của hạt nhân E=mhn.c^2
Năng lượng nghỉ của các nuclon sau khi phá vỡ liên kết: E0=[Zmp+(A-z)mn].c^2 (E0>E)

Khi phá vỡ hạt nhân, năng lượng nghỉ đã tăng bao nhiêu?
ΔE=[Zmp+(A-Z)mn-mhn].c^2
=> năng lượng cung cấp
=> năng lượng liên kết Wlk
Δm=[Zmp+(A-Z)mn -mhn]
=>Độ hụt khối lượng
=>Năng lượng liên kết cho A hạt nuclon
=>Wlk=Δm.c^2
Năng lượng liên kết riêng: Năng lượng liên kết dùng cho một nuclon: Wlk/A
Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân càng lớn thì hạt nhân càng bền

------------------------------------------------
Làm sao để biến thủy ngân thành vàng?
------------------------------------------------
Đây chắc chắn là câu hỏi đã làm đau đầu rất nhiều các nhà giả kim thuật vào thời con người còn mông muội và chưa có hiểu biết nhiều về hóa lý. Tuy nhiên, nếu muốn biến kim loại nào đó thành vàng thì thủy ngân quả là một sự lựa chọn sáng suốt. Thủy ngân (Hg) là kim loại đứng thứ 80 trong bảng tuần hoàn, Vàng (Au) là kim loại đứng thứ 79 trong bảng tuần hoàn và có vẻ là chúng ta chỉ cần ‘sửa chữa’ và ‘thêm bớt’ một chút là sẽ có được vàng từ thủy ngân.

Như trên hình vẽ đầu bài, các lớp từ A tới E của vàng và thủy ngân đều giống hệt nhau. Như vậy, về mặt lý thuyết mà nói thì ta chỉ cần bỏ đi một proton từ thủy ngân là chúng ta sẽ có vàng. Tuy vậy, câu chuyện không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ bởi để tấn công được vào lõi của nguyên tử thủy ngân thì chúng ta phải đi qua được 80 electron. Thí nghiệm đầu tiên trong thời hiện đại đã được thực hiện tại Berlin cách đây vài năm trước với các cỗ máy có khả năng bắn phá nguyên tử. Trong khá nhiều lần thực hiện thí nghiệm đắt tiền này, các nhà khoa học có thu được vàng nhưng tiền để sản xuất ra vàng theo dạng này đắt gấp hàng trăm nghìn lần so với vàng trong tự nhiên.

Hàng nghìn năm trước, các nhà giả kim thuật thời Trung cổ đã cố gắng sử dụng các hợp chất trong tự nhiên để biến thủy ngân thành vàng một cách ‘ngây thơ’. Họ không có các máy bắn phá nguyên tử hiện đại như ngày nay, không thể chế tạo vàng từ thủy ngân nhưng chính họ là người đặt nền móng cho ngành Hóa học ngày nay. Các nhà giả kim thuật thời đó đã phát hiện ra các acid mạnh như HCl, HNO3, H2SO4 … là những acid vẫn còn được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp hiện nay. 

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »