Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước.
Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu. Dòng hải lưu Gulf Stream vận chuyển nước ấm từ vùng Vịnh Mexico đến Bắc Đại Tây Dương làm ảnh hưởng đến khí hậu của vài vùng châu Âu.
Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp.
Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây. Nguồn nước cũng đã là nguyên nhân gây ra một trong những cuộc chiến tranh ở Trung Cận Đông.
Quay lại câu hỏi, có khi nào các bạn tự nghĩ rằng "Tại sao nước không bốc hơi ra ngoài vũ trụ không?" Câu trả lời đơn giản là "Không có hiện tượng này vì hơi nước tuy nhẹ nhưng bị lực hút của Trái đất giữ lại. Nên nước chỉ có thể tuân theo vòng tuần hoàn nước trong hệ quy chiếu Trái đất thoi. Và Nước trên Trái đất có giới hạn không? Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, chỉ có 2 thứ không có giới hạn : kích thước vũ trụ và khả năng hút của lỗ Đen. Giới hạn của nước trên Trái đất là 1,38 tỉ km³.