Tại sao trẻ em nên uống sữa?

Sữa đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Một em bé có thể bú sữa mẹ hoặc sữa công thức được bổ sung thêm sắt dựa trên sữa bò hoặc sữa đậu nành, trẻ trước độ tuổi đi học có thể uống sữa socola, thiếu niên có thể uống sữa ít béo… Sữa không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng mà còn có rất nhiều vitamin, khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, xây dựng và duy trì hệ xương khớp chắc khỏe.

Các loại sữa

Khi nhắc đến sữa, hầu hết các cha mẹ nếu nghĩ đến sữa bò. Tuy nhiên, trên thực thế có rất nhiều loại sữa và thức uống không chứa sữa có thể thay thế cho sữa. Một số loại sữa trẻ có thể sử dụng gồm:
  • Sữa nguyên chất (nguyên kem)
  • Sữa giảm chất béo (2%), ít béo (1%) và sữa không béo
  • Sữa hữu cơ
  • Sữa có hương vị như sữa socola, sữa dâu…
  • Sữa gạo
  • Sữa hạnh nhân
  • Sữa đậu nành
  • Sữa dê
  • Sữa dừa
  • Sữa đặc có đường
  • Sữa đặc không đường
Sữa tươi chưa tiệt trùng (Các chuyên gia khuyến cáo trẻ em không nên uống sữa tươi vì nó chưa được tiệt trùng và không được bổ sung thêm vitamin D)


Dinh dưỡng từ sữa


Sữa là nguồn dinh dưỡng tốt cung cấp viamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Sữa được coi như một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh, đây là nguồn cung cấp:
  • Vitamin D
  • Canxi
  • Vitamin A
  • Protein
  • Vitamin B12
  • Kali

Trẻ nhỏ có thói quen uống sữa cũng thường sẽ ít tiêu thụ các loại đồ uống khác như soda hay nước ngọt hơn. Bạn cũng nên chú ý rằng nếu bạn cho con sử dụng thức uống không chứa sữa, bạn nên kiểm tra lại nhãn để chắc chắn nó được bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.

Lời khuyên khi uống sữa


Nhìn chung, trẻ mới biết đi sau 12 tháng nên uống sữa bò nguyên kem nếu chúng không bị dị ứng sữa. Sau đó, khi trẻ lên 2 tuổi, trẻ có thể chuyển sang uống sữa giảm chất béo. Với trẻ thừa cân có thể chuyển sang dùng sữa ít béo thậm chí ở giai đoạn sớm hơn, ngay khi trẻ tròn 1 tuổi. Trẻ mới biết đi vẫn đang bú mẹ 2-3 lần/ngày hoặc đang sữa công thức thì không cần uống thêm sữa. Chúng có thể cần bổ sung thêm vitamin D nếu đang bú sữa mẹ và không cần thêm vitamin D từ nguồn nào khác.

Trẻ cần uống bao nhiêu sữa?

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tuổi của trẻ. Tuy nhiên, công thức chung khuyến cáo cho trẻ em là:
Trẻ từ 2-8 tuổi uống 2 cốc sữa/ ngày
Trẻ từ 9-18 tuổi uống 3 cốc sữa/ ngày

Tất nhiên, nếu con bạn không uống sữa, bạn có thể thay thế bằng các sản phẩm từ bơ sữa khác như pho mát, sữa chua, thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Thậm chí nếu con bạn (≥ 12 tuổi) đang uống sữa, vẫn cần ăn thêm thực phẩm giàu canxi và vitamin D để lượng vitamin D cung cấp cho mỗi ngày theo khuyến cáo là 600 IU.

Tuy nhiên, uống nhiều sữa lại không tốt. Ngoài hậu quả thừa calo có thể gây nên tình trạng thừa cân béo phí, uống nhiều sữa có thể là nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Calo có trong sữa
Trong sữa chứa nhiều calo và đây là vấn đề đối với những trẻ thừa cân. Ngoài việc cần tăng mức độ hoạt động hàng ngày, chúng thường phải giảm khẩu phần và cắt giảm một số calo thừa. Để giải quyết vấn đề trên, bạn nên thay thế sữa cho trẻ từ loại sữa nguyên kem chuyển sang giữa giảm chất béo hoặc ít béo. Dưới đây là một số quy đổi để bạn dễ dàng ước lượng lượng calo:
  • Sữa nguyên chất chứa 150 calo tương đương với 8g chất béo
  • Sữa giảm chất béo (có 2% chất béo) chứa 120 calo tương đương 4.5g chất béo
  • Sữa ít béo (có 1% chất béo) chứa 100 calo tương đương 2.5g chất béo
  • Sữa không béo (sữa gầy) chứa 80 calo tương đương 0g chất béo




Dị ứng sữa
Dị ứng sữa là tình trạng dị ứng với protein có trong sữa, nên trẻ không thể uống sữa hoặc ăn thực phẩm được làm từ bơ sữa. Các triệu chứng có thể biểu hiện từ rất nhẹ như mẩn đỏ đến nặng như khó thở, nôn, tiêu chay, thậm chí sốc phản vệ. Trẻ bị dị ứng sữa nên chuyển sang sử dụng các thực phẩm không chứa sữa để vẫn cung cấp đủ canxi và vitamin D. Những trẻ này nên tránh hoàn toàn tất crả các loại sữa hoặc các sản phẩm làm từ sữa cho đến khi tình trạng dị ứng sữa biến mất.

Một tình trạng phổ biến hơn là không dung nạp lactose. Trẻ không dung nạp lactose vẫn có thể uống sữa nhưng sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy nôn, đầy hơi,…Khác với dị ứng sữa, không dung nạp lactose là trẻ có vấn đề tiêu hóa lactose – một loại đường có trong sữa. Trẻ có thể sử dụng được một số sản phẩm bơ sữa, với lượng khác nhau ở từng trẻ, các triệu chứng xuất hiện khi lượng lactose dung nạp vào cơ thể nhiều vượt quá khả năng tiêu hóa của cơ thể.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »