Trong cơ thể chúng ta có một số cơ quan chuyên phụ trách việc giữ nhiệt độ. Chúng hình thành hệ thống điều tiết. Hệ thống này không chỉ chịu ảnh hưởng cửa các nhân tố bên trong cơ thế mà còn chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Khi thời tiết trở lạnh để chống lại giá rét, cơ thể thông qua việc điều tiết các bộ phận, làm cho chúng sản sinh ra càng nhiều nhiệt lượng. Khi thời tiết nóng ấm cơ thể sẽ giảm bớt lượng nhiệt sinh ra, thông qua các phương thức như toát mồ hôi, đi tiểu..., làm cho nhiệt độ cơ thể không tăng lên theo nhiệt độ môi trường.
Môi trở nên tím tái là bởi cơ thể chịu ảnh hưởng khí lạnh từ bên ngoài. Lúc này, cơ thể sản sinh ra một chất gọi là hoóc-môn tuyến giáp trạng. Nó có thể đẩy nhanh hoạt động của các cơ quan, như tim đập nhanh, quá trình hấp thụ thức ăn biến đổi thành nhiệt lượng cũng nhanh hơn. Cơ thể có hiện tượng này là sinh ra nhiều nhiệt lượng nhằm chống lại cái rét. Nhưng, đồng thời nó cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Trong cơ thể chúng ta có hai loại máu. Một loại là máu động mạch, trong đó chứa nhiều hàm lượng dưỡng khí và chất dinh dưỡng, nó có màu đỏ tươi. Loại khác là máu tĩnh mạch, trong đó chỉ có cácboníc và tạp chất. Vì thế nó có màu đỏ sẫm. Khi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể tăng nhanh, nảy sinh tiêu hao một lượng lớn dưỡng khí và chất dinh dưỡng trong động mạch, biến đổi chúng thành cácbôníc và tạp chất. Máu động mạch có màu đỏ tươi trở thành máu tĩnh mạch có màu đỏ sẫm. Dưới lớp da môi của chúng ta có rất nhiều mạch máu. Những mạch máu này rất nhỏ gọi là huyết mao mạch. Khi máu tĩnh mạch có màu đỏ sẫm chảy qua huyết mao mạch ở môi, chúng ta sẽ nhìn thấy môi có màu đỏ sẫm, máu tĩnh mạch càng nhiều thì màu càng đậm, thậm chí trở thành màu tím. Vì thế, khi cơ thể gặp thời tiết lạnh giá. môi sẽ có màu tím sẫm.