Vào năm 2013, các nhà khoa học thuộc Ủy ban Khoa học, Không gian và Công nghệ Mỹ đã có buổi thảo luận trong hơn 2 giờ về việc tìm kiếm cuộc sống ngoài Trái Đất. Câu hỏi và các câu trả lời tập trung xoay quanh những nỗ lực tìm kiếm từ những vi khuẩn ngoài hành tinh dưới lớp đất đá trên sao Hoả cho đến những nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Sara Seager, Giáo sư Vật lý và Khoa học Hành tinh tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), cho biết trong vũ trụ hiện có khoảng 100 tỷ thiên hà, và trong thiên hà của chúng ta có tới 100 tỷ ngôi sao. NASA tìm kiếm những ngôi sao thuộc hệ Mặt Trời có khi Biosignature, đây là một loại khí sản sinh bởi các vi khuẩn hay động vật sinh sống, nó có thể được phát hiện trong bầu khí quyển, bao gồm oxy, ozon, nitơ oxit và metan. "Theo tính toán, cơ hội để có một hành tinh có sự sống như Trái Đất là khá cao", Sara Seager cho biết.
The Seeker, Seager đã làm việc với Mary Voytek, trưởng nhóm nghiên cứu về sinh vật học thuộc Khoa Quản lý Khoa học và Môi trường tại trụ sở của NASA, và Steven J. Dick, Baruch S. Blumberg, Trưởng nhóm nghiên cứu Sinh vật biển của Thư viện Hoa Kỳ. Họ đã cùng nhau nghiên cứu về sinh vật học, những rủi ro đối với tương lai của loài người, cũng như về tình trạng quá tải dân cư, các tác động của tiểu hành tinh và thiếu hụt năng lượng đối với Trái Đất.
NASA vẫn đang tìm kiếm các dạng sống cơ bản bên ngoài Trái Đất. Có thể kể tới tàu thăm dò Curiosity, nhiệm vụ quan trọng nhất của nó không phải là tìm kiếm trực tiếp sự sống mà là tiềm năng sống trên sao Hỏa. Trực tiếp săn bắt sinh vật ngoài hành tinh không phải là mục đích của Chương trình sao Hỏa, bởi NASA muốn tìm kiếm bằng chứng về nơi cư trú của những sinh vật trước đây và hiện tại trên Hành tinh Đỏ.
Tàu thăm dò Curiosity có thể xác định định mục tiêu bằng tia laser |
Nhiều dự án nghiên cứu khác cũng đang được triển khai, ví dụ như tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa, tìm kiếm tín hiệu sóng radio tần số thấp, đó có thể là biểu hiện của nền văn minh ngoài Trái Đất. Tuy nhiên, sự thất bại của chương trình Tìm kiếm các sinh vật thông minh ngoài Trái Đất (SETI) của NASA trong việc dò tìm tín hiệu radio của nền văn minh có trí tuệ khác, sau 4 thập kỷ nỗ lực đã làm dấy lên chỉ trích: tìm kiếm sinh vật ngoài Trái Đất là hành động phản khoa học.
"Khoảng 20 năm trước, hội nghị lần thứ 103 đã chứng minh cho sự sụp đổ của máy gia tốc hạt lớn, và NASA đã chấm dứt chương trình SETI", Dick nói. Hiện tại, dự án SETI nhằm tìm kiếm người ngoài hành tinh do các đối tác tư nhân tài trợ, nhưng các cơ sở của nó vẫn tiếp tục được sử dụng cho các dự án khác do chính phủ Mỹ tài trợ. Dick tiếp tục yêu cầu tài trợ của NASA nhưng với sự khắt khe và thu hẹp ngân sách của chính phủ, điều đó có lẽ sẽ không xảy ra.
"Chúng tôi không tìm kiếm UFO hay người ngoài hành tinh, những gì chúng tôi đang tìm kiếm là các hành tinh giống như Trái Đất, quay quanh các ngôi sao ngoài hệ Mặt Trời", Seager nói với tờ Washington Post.
Chương trình SETI bắt đầu ở Mỹ từ năm 1960, người ta hy vọng rằng những tín hiệu vô tuyến từ vũ trụ thu được sẽ chứng tỏ sự tồn tại của một nền văn minh nào đó ngoài hành tinh. Việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh vẫn chưa có bất cứ kết quả đáng kể nào.
Như thể để phản biện lại thuật ngữ "người ngoài Trái Đất" được đề cập đến, chính trị gia Ralph Hall từng hỏi đám đông: "Các ông có nghĩ rằng có sự sống ở ngoài đó không? Có phải họ đang học chúng tôi cách xây dựng Thành phố New York?". Câu hỏi của Hall nhận được nhiều tiếng cười đáp lại.
Nhiều người đã chỉ trích các nỗ lực tìm kiếm cuộc sống ngoài vũ trụ. Thái độ của các quan chức chính phủ Mỹ đối với một trong những nỗ lực khoa học lớn nhất của nhân loại có thể khiến không ít người Mỹ cảm thấy thất vọng, dù không quá bất ngờ. Bà Emily Bittner, đại diện Uỷ ban đảng Dân chủ về Chiến dịch Quốc hội (DCCC) cho biết: "Không quá ngạc nhiên khi cho rằng Đảng Cộng hòa tới từ một hành tinh khác. Họ quan tâm đến cuộc sống ngoài không gian hơn là cuộc sống hiện tại ở Mỹ". Nhưng bà Bittner cũng không quên nhấn mạnh rằng Đảng Cộng hòa đã nhầm khi nói về khoảng cách giữa các thiên hà.
Thảo luận về việc tìm kiếm cuộc sống ngoài Trái Đất có thể là một sự lãng phí thời gian, hơn là xem xét tất cả những vấn đề cấp bách khác mà chính phủ Mỹ cần phải tập trung. Trong một lần muốn "ghi điểm" chính trị, DCCC đã bỏ qua những quan điểm khoa học, triết học và lịch sử để nói về bản chất của cuộc sống hiện tại, cho dù cuộc sống còn có thể ở đâu đó khác ngoài vũ trụ.
Chưa thể nói rằng quan điểm của Đảng Cộng hoà hay Đảng Dân đúng hơn, nhưng đây chỉ là một ví dụ về sự hợp tác giữa các Đảng và chính quyền có thể ngăn cản một số hoạt động khoa học. Luôn có những vấn đề cấp bách để chính phủ xem xét, nhưng điều đó không có nghĩa là chính phủ không dành thời gian và nguồn lực cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Từng có thông tin cho rằng người ngoài hành tinh đang làm việc cho chính phủ Mỹ |
Steven J. Dick cho biết khoa học vũ trụ sẽ làm phong phú thêm cho nền văn minh của chúng ta. "Ví dụ, công nghệ sẽ giúp con người nâng cao kiến thức khoa học, góp phần phát triển các công nghệ vệ tinh, khoa học vật liệu, đột phá về y tế, thu nhỏ dần chiếc máy tính... Trên quy mô rộng hơn, những tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ thúc đẩy phát triển giáo dục, kỹ năng, việc làm và nền kinh tế", Dick nhận định.
Nhưng theo Dick, công nghệ thậm chí còn làm được nhiều hơn thế nữa. Càng ngày còn người càng thêm hiểu về vị trí của mình trong vũ trụ, đó là chìa khóa cho sự tồn tại của loài người. Trái Đất không phải là hành tinh có sự sống duy nhất trong vũ trụ. Nhưng hiện tại, chưa có bằng chứng trực tiếp nào về một sự sống khác bên ngoài thiên hà của chúng ta. Trong một vũ trụ gần như cổ đại với 13,75 tỷ năm tuổi, phải thừa nhận rằng chúng ta ít có cơ hội tìm ra một cuộc sống khác ngoài hành tinh này.
"Trong khi chúng ta đang tranh luận, sống và chết trên quả địa cầu nhỏ bé này, thì có thể những sinh vật sống khác vẫn đang lớn dần lên. Trái Đất chiếm một phần nhỏ trong không gian giữa các sao, quay quanh một ngôi sao cỡ "tầm trung" (Mặt Trời) và được đặt trong một thiên hà cỡ "trung bình". Đa phần chúng ta hiểu về thiên văn học theo thuyết nhật tâm (cho rằng Mặt Trời nằm ở trung tâm của vũ trụ hay hệ Mặt Trời). Nhưng cũng không ít người tự hỏi liệu có hay không những nền văn minh khác đã làm được những điều tương tự như loài người?", Dick cho biết
Thuyết nhật tâm được Copernicus, Galileo và Kepler đưa ra vào thế kỷ 17 |
Theo Dick, trong thời đại ngày nay, con người ngày càng ít phụ thuộc hơn vào các câu chuyện thần thoại và tôn giáo, nơi trước đây từng cung cấp câu trả lời cho câu hỏi trên. Nhờ tiến bộ khoa học, con người đã tạo ra một bộ kỹ năng có thể giải quyết một số câu hỏi phức tạp nhất mà chúng ta có thể nghĩ đến. Con người đã xây dựng các máy gia tốc hạt lớn để để tạo va chạm trực diện giữa các tia proton (một trong các loại hạt cơ bản) với động năng lớn, chúng ta đang dần làm sáng tỏ mã di truyền với hy vọng phát triển các liệu pháp mới để kéo dài sự sống; cùng với đó là phát triển các máy tính ngày càng tinh vi và hiện đại, chính máy móc đã thay đổi cách chúng ta sống và giao tiếp. Nhưng trên tất cả, loài người đang tìm cách khám phá vũ trụ.
Một phần của sự thôi thúc con người tìm kiếm cuộc sống ngoài Trái Đất và bởi khi tìm ra câu trả lời, nó sẽ làm thay đổi suy nghĩ của con người về vũ trụ, và thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về cuộc sống.
"Một trong những đặc điểm hấp dẫn nhất của sinh vật học vũ trụ là bắt buộc chúng ta phải đặt ra những câu hỏi về vũ trụ: sự sống, ý thức và trí tuệ là gì trong thế giới này? Có hay không những khái niệm về nguồn gốc sự sống, về thế giới sinh học và thế giới vật lý? Văn hoá và nền văn minh là gì? Loài người đang ở đâu trong 13,75 tỉ năm phát triển của vũ trụ? Một số câu hỏi trên vẫn đang nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của NASA, và chúng tôi vẫn đang tiếp tục công việc tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ", Steven J. Dick cho hay.