Rốn có tác dụng gì?

"Mang thai mười tháng, sinh con một ngày" có nghĩa là thai nhi sinh trưởng, phát triển trong bụng mẹ mười tháng mới có thể chào đời. Người mẹ cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi thông qua dây rốn.

Dây rốn là sợi dây dài có hình dạng giống như cây đũa, là đầu mối liên lạc duy nhất giữa người mẹ và thai nhi. Bên trong dây rốn có hai động mạch rốn và một tĩnh mạch rốn. Nó giống như ba chiếc ống mềm, máu được lưu thông trong đó. Động mạch rốn vận chuyển chất dinh dưỡng trong máu của người mẹ cho thai nhi, đồng thời đem những chất thải thai nhi bài tiết ra qua đường tĩnh mạch trở lại cơ thể người mẹ và được người mẹ thải ra ngoài. Vì thế, thai nhi mới có thể lớn lên. Từ đó có thế thấy, dây rốn là mối duy trì cuộc sống cho thai nhi. Nếu như dây rốn bị gập lại hoặc bị thắt nút thì hai đường động mạch rốn và tĩnh mạch rốn sẽ bị tắc. Thai nhi sẽ bị chết do không được cung cấp chất dinh dưỡng.

Đến tháng thứ mười, thai nhi đã lớn, lúc này người mẹ sẽ sinh nở. Trẻ vừa sinh ra còn nối liền rốn với người mẹ. Thai nhi sau khi ra đời đã có thể tự bú được, tim đập có thể tự cung cấp máu, vì thế rốn mất đi vai trò tác dụng của nó. Do vậy bác sỹ sẽ thắt nút và cắt đi đoạn dây rốn cách bụng khoảng từ 1 đến 2 cm. Đoạn dây rốn sau khi cắt sẽ dần teo lại, hình thành lên chiếc rốn ở da bụng chúng ta. Đó là nguồn gốc của rốn.

Chúng ta phải bảo vệ rốn cẩn thận, không được đùng tay móc rốn. Bởi vì, lớp da bề mặt rốn rất mỏng, dễ bị chảy máu. Vi khuẩn bên ngoài có thề xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mạch máu rốn và gây ra nhiều bệnh nguy hiếm. Vì thế, bảo vệ rốn là việc rất quan trọng.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »