Động vật có con mắt thứ 3 không?

Bạn đã bao giờ tranh luận gay gắt với một người có thiên hướng "tâm linh" về những vấn đề như năng lượng, những dạng tồn tại khác và đôi khi họ cũng đề cập đến chủ đề "con mắt thứ 3". Trong hầu hết các trường hợp, ý tưởng về "con mắt thứ 3" chỉ mang tính biểu tượng, nhưng luôn có câu hỏi… có con vật nào thực sự có mắt thứ 3 hay không?

Câu trả lời ngắn:
Có, nhưng nó thường được gọi là mắt cận tử và có thể tìm thấy trong một số loài thằn lằn, cá mập, cá xương, salamanders và ếch. Con mắt này thường không thể nhìn trực tiếp nhưng lại có khả năng cảm thụ ánh sáng trong tự nhiên.

Lịch sử của con mắt thứ 3

Mặc dù ý tưởng về việc con người có con mắt thứ 3 có vẻ như điên rồ nhưng nếu chúng ta đi sâu vào lịch sử tiến hóa của loài người, điều này đã có thể xảy ra. Khi loài cá nguyên thủy tiến hóa đặc điểm này đã được loại bỏ. Nếu động vật có vú và tất cả các động vật có xương sống khác không tiến hóa theo cách đối xứng (2 mắt được bố trí theo trục đối xứng), chúng ta có thể đã có con mắt thứ ba. Một số động vật vẫn có thể tận hưởng con mắt "thứ ba" nhưng nó không có chức năng tương tự như 2 con mắt còn lại.

Trên thực tế, con người vẫn còn sót lại sự tiến hóa của con mắt thứ 3, nhưng nó nằm sâu trong não và được gọi là tuyến tùng. Tuyến này rất quan trọng đối với việc điều chỉnh hóc môn ở động vật có vú và động vật có xương sống. Đối với các loài động vật khác, tuyến tùng chỉ là một nửa của mô bào tử. Tại một thời điểm nhất định trong lịch sử tiến hóa, một số sinh vật có một điểm nhạy cảm trên đầu trong khi số khác không có.

Khi chúng ta nhìn lại hồ sơ hóa thạch, một số động vật có xương sống lâu đời nhất dường như có một lỗ trên đỉnh đầu, nơi có thể dành cho con mắt thứ 3. Lỗ này vẫn có thể được nhìn thấy trong cấu trúc xương của một số loài lưỡng cư và bò sát nhất định nhưng nó lại biến mất ở chim và các loại động vật có vú khác.

Mặc dù cơ quan này không được tìm thấy ở bất kỳ động vật có vú nào, nó lại rất phổ biến ở các loài thằn lằn, ếch, cá xương, cá mập. Tuy nhiên, nó không có chức năng "nhìn" tương tự như con mắt chính. Con mắt này chủ yếu chỉ là một chỗ trên đầu có khả năng tiếp nhận ánh sáng, nghĩa là nó nhạy cảm với chuyển động và những thay đổi ánh sáng xảy ra khi một vật di chuyển trong môi trường. Con mắt thứ 3 ở những loài động vật này thường được bao phủ bởi một lớp da, rất khó nhận ra bằng mắt thường và nhỏ hơn nhiều so với 2 con mắt chính trước mặt.

Liệu các con vật có tiến hóa và mất con mắt thứ 3 này?

Rất khó để dự đoán được hướng đi của lịch sử tiến hóa: một số loài thích nghi và tồn tại qua hàng trăm triệu năm trong khi số khác bị tuyệt chủng. Ví dụ, loài thằn lằn Tuatara cổ sống ở New Zealand vẫn còn tồn tại đến ngày nay.



Tuatara có mắt thứ 3 phát triển tốt với cấu tạo gần giống mắt thường. Chúng ta có thể quan sát đặc điểm này rõ ràng nhất ở những con Tuatara nhỏ, trước khi lớp da mỏng phủ lên đầu. Con mắt thứ 3 giúp loài bò sát này phát hiện ánh sáng rất nhạy, từ đó xác định những thay đổi theo mùa và thời gian. Trong trường hợp của Tuatara, mắt vẫn giữ chức năng ban đầu của nó và không rõ nguyên nhân biến mất của nó. Một lần nữa, chúng ta không thể dự đoán được sự lựa chọn của tự nhiên.

Ở các động vật khác, chẳng hạn như cá mút, một trong những loài sinh vật nguyên thủy nhất vẫn còn hiện diện trên trái đất có 2 mắt trên đỉnh đầu, một ở phần dưới và một ở tuyến tùng. Hai mắt này được xếp thẳng trên đầu, tương tự vị trí mắt thứ 3 của động vật không xương sống và loài bò sát. Do trạng thái cổ xưa của loài cá này, một số nhà nghiên cứu tin rằng đây là định hướng ban đầu cho tất cả "mắt thứ 3" mà dần chuyển sang chỉ có một và cuối cùng là không còn.

Số mắt trên động vật không cố định, và cũng không có số lượng đúng hay sai cho mỗi động vật. Ví dụ, loài bọ ngựa có 5 mắt (cũng như nhiều loài côn trùng khác) với 2 mắt lớn và 3 mắt nhỏ dùng để phát hiện ánh sáng.

Một số loài động vật ở đáy biển thậm chí có sự sắp đặt mắt còn kì lạ hơn. Con sao biển có mắt ở cuối mỗi cánh tay, giúp chúng có tầm nhìn 360 độ, trong khi một số loài nhuyễn thể như trai có thể có hàng ngàn cặp mắt để cảm thụ ánh sáng trên lớp vỏ của chúng. Một số con sò điệp cũng có thể có hơn 100 "con mắt" tinh vi, giống như gương lõm hình cầu, thực sự cho phép chúng "nhìn thấy" và thậm chí bơi.

Rõ ràng, đôi mắt có mọi hình dạng, kích cỡ, cấu hình và chức năng. Lần tới, nếu có ai nói về con mắt thứ 3, bạn có thể khẳng định là chúng ta có, chỉ có điều nó nằm sâu trong tuyến tùng của não để phục vụ cho một mục đích khác, quan trọng hơn.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »