Tại sao xe thể thao lại có gầm thấp?

Nếu bạn có xem các giải đua xe, hay các bộ phim bom tấn gần đây (như Transformers hay Fast and Furious) thì chắc hẳn bạn đã nhận ra một điều khá thú vị về những chiếc xe trong phim: khung của chúng nằm sát đất một cách không tưởng. Ngược lại, các loại xe như SUV hay minivan lại có gầm khá cao. Tại sao lại như thế?
Gầm xe cao hay thấp được xác định bởi khoảng cách từ mặt đường đến mặt dưới của khung xe. Thường các nhà sản xuất xe sẽ đưa ra thông số này với đơn vị là inch hoặc milimet, được đo khi xe trống, tức không có người hay bất kỳ loại hàng hóa nào trên xe. Vì vậy gầm xe trong thực tế sẽ thấp hơn so với những gì được công bố.

Chiều cao của gầm xe là một yếu tố ảnh hưởng mạnh tới tính thực tiễn, độ hữu dụng của một chiếc xe, qua đó quyết định xem xe hướng tới đối tượng khách hàng nào.

Gầm cao và gầm thấp


Dùng xe gầm cao hay gầm thấp phụ thuộc vào yếu tố địa hình. Nếu địa hình không bằng phẳng (như núi đá hiểm trở, vùng sâu, vùng xa) thì xe gầm cao là một sự lựa chọn tốt. Ở Việt Nam thì xe gầm cao khá phổ biến, thường là SUV, xe bán tải và minivan.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng xe gầm cao có nguy cơ lật cao hơn gầm thấp khi đánh lái gấp do trọng tâm xe nằm cao, cách xa mặt đất hơn.

Tại sao xe đua lại hay có gầm thấp?


Chiều cao của gầm xe sẽ ảnh hưởng đến điểm đặt trọng tâm xe. Gầm xe thấp thì trọng tâm sẽ nằm thấp. Xe có trọng tâm thấp sẽ bám đường tốt hơn, khi vào các khúc cua gấp nguy cơ lật cũng sẽ thấp hơn (ngược lại với xe gầm cao đã nói ở trên).

Tốc độ cùng những pha ôm cua mạo hiểm là 2 yếu tố quan trọng trong đua xe nên rõ ràng xe gầm thấp đã chứng minh được hiệu quả của nó nhờ khả năng phản hồi nhanh chóng với bất kỳ thao tác nào, dù là nhỏ nhặt của tay lái. Hơn nữa, xe gầm thấp còn bám đường tốt hơn một phần vì có ít không khí lọt qua gầm xe hơn. Đua xe mà dùng xe gầm cao thì không khác gì diễn xiếc khi mà xe cứ suốt ngày xe cứ lật nhào chắng vì lý do gì.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »