Người xưa sinh con trai thì ví như ngọc, cho ngủ trên giường, cho mặc xiêm y, cho chơi với với ‘ngọc chương’. Nếu tiếng khóc của đứa bé to, thì nhất định thành tựu, sau này nó có thể làm đại quan hoặc kế thừa gia nghiệp…
Trong “Cựu Đường thư – Lý Lâm Phủ truyện” có đoạn viết: Trong thời Đường Huyền Tông, khi em vợ của tể tướng Lý Lâm Phủ sinh con trai, Lý Lâm Phủ đã viết câu “Văn hữu lộng chương chi khánh” để chúc mừng gia đình nhà em vợ.
Khách đến nhà em vợ Lý Lâm Phủ thăm hỏi, đọc xong câu này ai trong lòng cũng phì cười, nhưng vì sợ quyền thế của Lý Lâm Phủ nên không ai dám nói năng gì.
Nguyên lai là, Lý Lâm Phủ đã viết sai chữ “Chương – 璋” thành chữ “Hoẵng – 獐”, mà “弄璋之喜 – Lộng chương chi hỷ”, là câu chúc mừng người khác sinh con, trong đó “Chương – 璋” có nghĩ là quý như ngọc chương, điều này thì ai cũng biết.
Nhưng từ “Hoẵng – 獐” lại có nghĩa là con hoẵng, nghĩa của hai từ thật quá khác nhau. Vì thế, Lý Lâm Phủ bị hậu nhân chế giễu là ‘Tể tướng hoẵng’, châm biếm ông không có văn hóa quyền quý.
Từ “Chương – 璋” là một món đồ bằng ngọc gọi là ngọc chương, hình dạng như là một nửa ngọc khuê.
Từ ghép “Lộng chương – 弄璋” (nghĩa bóng là sinh con trai) xuất hiện sớm nhất trong “Kinh thi. Tiểu nhã. Tư can”: “Nếu sinh con trai, cho ngủ trên giường, cho mặc xiêm y, cho chơi với với ‘ngọc chương’. Nếu tiếng khóc của đứa bé to, thì nhất định thành tựu, sau này nó có thể làm đại quan hoặc kế thừa gia nghiệp”.
Ngọc khuê và ngọc chương là hai loại đồ bằng ngọc, trong “Chính văn” của Lỗ Dĩnh Đạt viết: “Khuê chương đặc giả, khuê chương, ngọc trung chi quý dã”. Là dùng hai món đồ để tỷ dụ cho tư tưởng phẩm đức cao thượng của con người.
Trong “Kinh Thi. Tiểu Nhã. Tự Kiền” cũng có đoạn: “Ngung ngung ngang ngang, như khuê như chương, lệnh văn lệnh vọng”, nghĩa là cổ nhân lấy ngọc để cho con trai chơi, để hy vọng sau này nó lớn lên sẽ có được phẩm đức cao quý như ngọc. Vì thế, sau này sinh con trai được gọi là “lộng chương – 弄璋”, chúc mừng người khác sinh con trai được gọi là “lộng chương chi hỷ” hoặc “lộng chương chi khánh”.
Chúc mừng người khác sinh con trài nói “lộng chương chi hỷ”, còn sinh con gái thì nói “lộng ngõa chi hỷ”. Như trong “Ấu học quỳnh, quyển 2 – Lão thọ ấu đản loại” viết: “Sinh nam viết lộng chương, sinh nữ viết lộng ngõa”.
Từ “lộng ngõa” xuất hiện sớm nhất cũng là ở trong “Thi kinh. Tiểu nhã. Tử kiền”, trong đó có đoạn viết: “Nếu sinh con gái, thì cho nằm ở dưới đất, cho đắp khăn trải giường, cho chơi với ‘đào chế’ (cái suốt bằng gốm), với hy vọng sau này bé gái sẽ thiện lương, không làm gì vượt quá quy củ, chuyên tâm lo liệu việc nhà, không làm cha mẹ lo lắng”.
Từ “Ngõa” là cái suốt gốm (trên máy kéo sợi) mà người xưa dùng khi dệt vài, cổ nhân lấy cái suốt đào chế này cho con gái chơi, để cho con gái sau này lớn lên sẽ trở thành nữ công.