Tại sao người Nhật hơn người Việt ?

Cùng là những quốc gia châu Á. Nhưng mà tại sao Nhật Bản lại văn minh hơn Việt Nam, phát triển hơn Việt Nam và văn hoá của họ cũng thâm sâu hơn Việt Nam. Xin dẫn chứng một số ví dụ để cho thấy tại sao có sự khác biệt này. (xin lưu ý là mọi ý kiến trình bày ở đây không nhằm nói xấu hay bôi nhọ người Việt cũng không đề cao người Nhật mà đơn giản là nói lên những cảm nhận chủ quan của chính tác giả đối với thực tế.

1. Người Nhật hết sức cần mẫn. Người Việt tuy có chăm chỉ nhưng so với sự cần mẫn của người Nhật thì còn thua xa lắm!
Qua đến Nhật, các bạn sẽ thấy những người làm vệ sinh, những người nhổ cỏ, những người bán hàng… Tất cả họ đều hết sức cần mẫn và tận lực vì công việc. Mẹ tôi vốn là người tự hào là mình siêng năng đã phải ngạc nhiên đến nể phục sự cần mẫn của họ. 5h sáng đã thấy có người đến khách sạn để dọn cỏ, người đó đã lớn tuổi, mà họ làm việc không có ai canh chừng. Họ làm việc bằng tất cả tâm trí và sự cần mẫn đối với công việc này. Họ đi xe hơi đến và tự động làm việc. Hết sức tự giác và chuyên cần, chuyên nghiệp.

2. Người Việt ít khi chịu khó. Thậm chí người Việt chịu khó thì cũng còn lâu lắm mới bằng được cái chịu khó của người Nhật.

Có người Việt nào mà chịu khó xếp hàng khoảng 1,5 tiếng đồng hồ để ăn một tô mì hay không ? hay xếp hàng mấy chục tiếng đồng hồ đề chơi 1 trò chơi mới ra của Universal ?
Nói ra thì thật là kỳ quặc nhưng qua đó cũng cho thấy sự nhẫn nại, kiên trì của người Nhật là quá sức tưởng tượng. Và họ đã làm được, làm vì cái gì ? vì đơn giản là họ thích, họ muốn chứ có ai bắt buộc họ đâu ! Và đây cũng là cái mà người Việt Nam ta tuy cười cợt mỗi khi nghe điều này nhưng trong sâu xa để tập được đức tính này thì cũng không phải là dễ dàng. Người Việt luôn nóng vội, chuyện gì cũng thích mau chóng. Ngay cả việc học hành cũng thích như mì ăn liền, cứ ào ào vào, rồi sau đó lại rên rỉ là tại sao em học mà không thể nói ? không thể viết ? không thể nghe ?. Đơn giản là đâu phải bạn học mà bạn chỉ là xem qua để biết thôi, cũng như học để biết thôi. Biết là mình có học và đã học như thế. Nhưng nên nhớ biết là một chuyện, sử dụng thành thạo hay không lại là một chuyện khác hoàn toàn. Và sự hời hợt thể hiện rõ khi người Việt luôn đòi hỏi cái này, cái kia mà không bao giờ biết chịu khó tìm tòi học hỏi. Tâm lý chạy theo số đông, cái gì của số đông cũng đúng, cũng chính xác hay ít ra làm cho họ phải quan tâm.

3. Người Nhật biết cảm tạ, người Việt thì biết ơn
Nền giáo dục của Nhật Bản giúp đào tạo ra con người mà họ biết cảm tạ mọi thứ. Cảm tạ đã sinh ra thế giới này, cảm tạ đã được nhận những ân huệ của xã hội, cảm tạ những tiền nhân….v.v. còn nền giáo dục Việt Nam thì tạo ra những người biết ơn. Họ biết ơn khi nhận được ơn huệ trực tiếp từ ân nhân, nhưng ít khi họ biết cảm tạ xã hội. Họ nhìn xã hội với ánh mắt là mọi thứ phải phục tùng họ hay là họ phải phục tùng những người có tiền, tài, danh vọng cao hơn họ. Nói tóm lại là 1 xã hội thượng đội hạ đạp. Ở Nhật Bản, chuyện này không phải là không có nhưng đó chỉ là thiểu số của những kẻ nói như ở Việt Nam ta là giàu xổi, trưởng giả học làm sang. Vì họ biết người giàu thật sự là như thế nào ? và như thế nào thì mới gọi là người để cho họ kính phục. (không hẳn là giàu có, không hẳn là quá trí thức, quá nổi tiếng...v.v.)

4. Tôn ti trật tự
Xã hội Nhật Bản là một xã hội đã đạt đỉnh cao của tôn ti trật tự, sự phát triển quá độ, quá mức đôi khi làm cho ta cảm thấy quá cầu kỳ, lễ nghi không đáng có nhưng mà thật sự nếu mà không đạt được thì cũng chẳng biết như thế nào ? Từ việc chào hỏi thôi thì đối với người Việt chỉ có bắt tay thật chặt thôi còn người Nhật cúi đầu thì cũng vài ba kiểu, bắt tay thì cũng hai ba thứ. Mọi đi đứng, ngồi nằm đều có tôn ti và theo lễ nghi cụ thể. Chuyện này cũng thể hiện rõ tính cách xuề xoà, qua loa của người Việt và tính cách tỉ mỉ, nguyên tắc của người Nhật. Từ đó suy ra tại sao người Việt ta thua người Nhật vậy !

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »