Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, điều đó có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và cơ thể chúng ta. Theo Bright Side, tư thế này còn tiềm ẩn nhiều vấn đề, gồm cả có lợi và bất lợi với sức khỏe cơ thể.
Mặc dù chị em phụ nữ trông có vẻ hấp dẫn hơn nhờ vào tư thế ngồi bắt chéo chân, nhưng họ có thể gặp nhiều nguy hại cho sức khỏe khi thường xuyên ngồi với tư thế này. Thường xuyên ngồi ở tư thế bắt chéo chân trong nhiều giờ có thể dẫn đến tình trạng tê liệt thần kinh hoặc bại liệt. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn giữ nguyên một tư thế ngồi trong một thời gian dài, tuy nhiên, theo nghiên cứu, tư thế ngồi bắt chéo chân là tư thế dễ gây ra bại liệt hoặc tê liệt thần kinh nhất.
Trong năm 2010, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn ngồi trong một thời gian dài với hai chân bắt chéo, huyết áp của bạn rất có khả năng sẽ tăng cao. Kể cả khi bạn không có vấn đề gì về huyết áp trước đây, thì bạn cũng nên tránh tư thế ngồi này. Vì việc hạn chế ngồi bắt chéo chân sẽ giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh hơn và có thể ngăn ngừa bệnh rối loạn thần kinh tuần hoàn.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết luận này đó là do khi bạn đặt một đầu gối chặn lên đầu gối còn lại, cơ thể sẽ dẫn máu ngược lên ngực, điều này khiến cho một lượng máu lớn được bơm ra khỏi tim, làm tăng huyết áp của bạn. Một lý giải khác cho kết luận này đó là huyết áp tăng do tập thể dục đẳng trường (kiểu tập thể dục khi khớp xương của bạn không di chuyển và cơ bắp không thay đổi chiều dài) trong một thời gian dài đã tạo nên lực cản cho việc lưu thông máu. Đó là lý do tại sao bắt chéo chân tại mắt cá chân không có tác hại nhiều như khi bạn bắt chéo chân tại đầu gối.
Một số tác hại của việc ngồi bắt chéo chân:
• Tư thế ngồi này có thể dẫn đến việc mất cân bằng xương chậu. Ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài khiến cơ bắp đùi bên trong ngắn hơn và cơ bắp đùi bên ngoài dài hơn. Điều này làm cho các khớp của bạn có nguy cơ bị lệch.
• Thói quen ngồi bắt chéo chân làm tăng nguy cơ phát triển các "tĩnh mạch mạng nhện". Mặc dù yếu tố lớn nhất góp phần gây nên bệnh giãn tĩnh mạch là gen di truyền, nhưng thường xuyên ngồi bắt chéo chân cũng có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch nén. Có rất nhiều van nhỏ trong các mạch máu giúp ngăn ngừa máu chảy sai hướng. Khi chân bạn bị bắt chéo, áp lực tĩnh mạch cơ thể tăng lên và cản trở sự vận chuyển máu, khiến cho các mạch bị thu hẹp và yếu đi. Điều này có thể gây ra tràn máu ở chân và làm cho tĩnh mạch chân của bạn sưng lên.
• Cuối cùng, một nghiên cứu cho thấy rằng, nếu bạn ngồi với chân bắt chéo trong thời gian lâu hơn ba tiếng mỗi ngày, bạn có thể bị gù, đau lưng và đau cổ, và luôn cảm thấy khó chịu ở hông.
Chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tác hại của việc ngồi bắt chéo chân. Vấn đề của bạn là bạn có thể thay đổi thói quen này hay không! Như đã nói ở đầu bài viết này, dù tư thế ngồi này rất thanh lịch và quý phái, tuy nhiên, bạn rất nên cân nhắc về vấn đề sức khỏe của mình.