Theo thuyết thông minh đa dạng của Howard Gardner, có hơn 8 loại hình thông minh mà mỗi em bé có thể sở hữu như: trí thông minh ngôn ngữ, logic – toán học, không gian, âm nhạc, thể chất-vận động, tương tác, nội tâm và trí thông minh tự nhiên. Vì vậy, sẽ có nhiều bà mẹ thắc mắc vì sao có bé tuy hơi khó khăn khi chọn một từ ngữ để diễn đạt suy nghĩ nhưng vẽ được nhiều thứ? Vì sao có bé thuộc rất nhanh các bài hát, bài thơ, thậm chí rất dài dù tuổi còn nhỏ? Và có những bé kết bạn dễ dàng hơn các bé khác, có thể làm chủ trong các trò chơi với bạn cùng tuổi… Các loại hình thông minh này sẽ bộc lộ ngay từ những năm đầu đời của bé.
Nắm bắt các biểu hiện của các loại hình thông minh sẽ giúp mẹ biết cách quan sát con chơi và chơi với con một cách có chủ ý. Điều này rất có ích để mẹ giúp con phát huy trí thông minh đặc biệt của riêng mình.Như đã chia sẻ, mỗi đứa trẻ sẽ có ít nhất một loại trí thông minh riêng. Bên cạnh việc tìm hiểu và giúp con phát huy năng lực riêng của mình, mẹ cần có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời. Khoa học đã chứng minh, dinh dưỡng phù hợp trong 1000 ngày đầu đời có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe, khả năng học tập và tương lai của bé sau này mà không giai đoạn nào khác thay thế được.
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết: 1000 ngày đầu đời, được tính từ lúc mẹ thụ thai cho đến khi bé tròn 2 tuổi, là giai đoạn phát triển kì diệu nhất của mỗi đứa trẻ: phát triển đến 85% thể tích não so với lúc trưởng thành, tăng gần gấp 2 lần chiều cao và đạt cân nặng gần gấp 5 lần, so với lúc mới sinh, khi bé 3 tuổi. Môi trường (gồm dinh dưỡng và lối sống) tác động đến 80% sức khỏe của mỗi người, trong khi gen chỉ tác động khoảng 20%. Ví dụ, nếu mẹ được cung cấp đủ 400µg acid folic mỗi ngày trong thai kỳ sẽ giúp bé giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh. Hoặc bé được nhận đủ lượng chất sắt trong 1000 ngày đầu đời sẽ có kết quả học tập tốt hơn ở môn đọc, viết và toán học…
Đặc biệt, 1000 ngày đầu đời cũng là giai đoạn quan trọng để hệ miễn dịch đường ruột của bé được thử thách và hoàn thiện. Mỗi loại thực phẩm mà bé ăn vào đều có ảnh hưởng nhất định đến hệ miễn dịch nói riêng và toàn bộ sức khỏe nói chung. Vì vậy, ngay từ khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ cần chú ý lựa chọn thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch. Đó là những thực phẩm giàu chất xơ từ các loại rau xanh đậm, đậu đỗ, trái cây… giúp hỗ trợ tiêu hóa cũng sẽ đồng thời hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch. Mẹ cũng có thể bổ sung cho bé các công thức dinh dưỡng chứa hỗn hợp chất xơ độc quyền sáng chế quốc tế được chứng nhận khoa học giúp hỗ trợ hệ miễn dịch hiệu quả.
Mỗi đứa trẻ sẽ có những tiềm năng phát triển riêng và những ước mơ thật đẹp. Những ước mơ của con rất cần được ba mẹ nuôi dưỡng bằng nguồn dinh dưỡng hoàn thiện và các phương pháp giáo dục phù hợp ngay từ 1000 ngày đầu đời của bé.