Tại sao 24 fps lại được xem là tiêu chuẩn vàng?

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao lại là 24 (hoặc đối với một số người là 23.967)? Điều này bắt nguồn từ hai lý do khả phổ biến đưa một thứ gì đó trở thành tiêu chuẩn, đó là công nghệ và tài chính.

Có bao giờ bạn để ý rằng, trong thời đại phim câm, các bộ phim thường bị giật và trông không tự nhiên hay không? Bởi vì các máy quay thời đó được quay bằng tay và tốc độ khung hình có thể giao động từ 14 đến 26 fps, chứ chưa được cố định ở mức 24fps như sau này. Nhưng sự giao động này đã được khắc phục khi quá trình Vitaphone xuất hiện, đồng bộ hóa âm thanh và hình ảnh, khai sinh ra loại phim có tiếng như bây giờ, bắt đầu với Jazz Singer năm 1927 (đây cũng là vở nhạc kịch đầu tiên được dựng thành phim). Tốc độ khung hình chuẩn đã được thiết lập ở mức 24fps để đồng bộ hóa toàn bộ quá trình. Mặc dù các phim câm kinh phí thấp vẫn tiếp tục được sản xuất sau năm 1927 và phương pháp ghi âm mới tốt hơn vẫn đang trong quá trình phát triển (bao gồm việc bổ sung thiết bị ghi tiếng ngay bên cạnh thiết bị ghi hình dọc theo dải phim), việc quay phim ở tốc độ khung hình 24fps đã trở thành tiêu chuẩn.

Điều này cũng rất có ý nghĩa về mặt kinh tế. Phim nhựa không hề rẻ, và tỉ lên 24fps là một sự thỏa hiệp tốt giữa việc tính toán số khung hình cần thiết và khả năng tạo ra tính chân thực đủ để thõa mãn người xem về chuyển động của hình ảnh.

Tua nhanh một chút tới một vài thập kỷ sau này, khi chuẩn TV và truyền hình ra đời, bao gồm chuẩn i (interlaced) và chuẩn p (progressives), và các loại tốc độ khung hình khác nhau bước vào cuộc chơi. Khi đó, các rạp chiếu phim vẫn trung thành với chuẩn 24 fps và khán giả cũng lớn lên trong sự quen thuộc với chuẩn này. Thậm chí ngày nay, nếu bạn muốn đạt được cái gọi là “cinematic look” cho phim của mình, bạn cũng sẽ dùng chuẩn này.

Trong quá khứ đã có những nỗ lực cải tiến để tạo ra các tiêu chuẩn mới khác, nhưng cho đến nay vẫn chưa điều gì xảy ra. Trở lại năm 2009, chúng ta mong đợi bộ phim của Michael Mann dựa trên câu chuyện có thật về tay gangster Public Enemies. Các chuyển động trông giống như thật và một số shot được quay bằng máy quay có độ phân giải cao mới nhất thời bây giờ, và hình ảnh trong phim làm những tay amateur như tôi hết sức hào hứng. Chúng tôi đã nhận thấy một số điều khác. Không chỉ là noise trong các cảnh tối khi quay bằng máy kỹ thuật số, mà toàn bộ mọi thứ trông cứ hơi sai sai. Chuyển động mượt mà của diễn viên làm người ta cảm thấy như là họ đến từ các phân đoạn của một bộ phim tài liệu được ai đó ghi lại bằng một máy quay nhỏ. Mặc dù đó là sự kết hợp giữa phim và kỹ thuật số, sử dụng các cài đặt không đồng bộ với mong đợi của người xem (điển hình là việc sử dụng màn trập 360 độ khi quay các cảnh ngoại đêm trong một khu rừng) – một trong những máy quay được sử dụng lúc đó là Sony EX1

Một ví dụ gần đây là một làn sóng chống lại việc Peter Jackson phát hành lại bộ phim Hobbit đầu tiên của mình năm 2012 ở định dạng 48fps. Rất nhiều người hẳn đã thuộc nội dung câu chuyện, mặc dù quan điểm của Jackson là “hãy quên nó đi”, thì khán giả vẫn không thể. Giống như Public Enemies, nó trông quá thực, như một chương trình truyền hình thực tế, chứ không phải là một thế giới tưởng tượng để con người có thể chạy trốn vào đó.

Sự lãng mạn với tốc độ khung hình 24fps sẽ kéo dài bao lâu nữa? Tin hay không, khao khát muốn sử dụng một chuẩn tốc độ khung hình sẽ vẫn tồn tại, và sẽ có những người ủng hộ tăng chuẩn lên 30, 60 hoặc thậm chí 120 fps, điển hình là các tập tiếp theo của Avatar do James Cameron làm đạo diễn (nghe đồn là như vậy). Trong thực tế, phù thủy công nghệ của Hollywood là Douglas Trumbull đã tuyên bố rằng tỉ lệ khung hình đặc biệt này sẽ đẩy chúng ta vào lãnh thổ mới và tránh xa các phản ứng dữ dội của công chúng dành cho The Hobbit trước đây. Rõ ràng là hình ảnh sẽ trông tự nhiên hơn và ít gây mâu thuẫn hơn tốc độ 48fps. Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời.

Nếu giao quyền quyết định cho các kênh truyền hình thể thao và video game thì có lẽ chúng ta đã chia tay 24p lâu rồi. Bạn cần xem phần comment của một game mới phát hành là có thể thấy những câu nhận xét có phần “cay đắng” như “chỉ có 30fps thôi á?!” hay “Tại sao lại không nâng lên 60fps?!” để thấy xu hướng mới hiện nay. Grand Theft Auto V hoặc Metal Gear Solid V: The Phantom Pain được ghi hình ở mức 60 fps và trông nó không kỳ lạ. Chuyển động mượt mà và thực tế hơn làm tăng tính hiện thực nhưng cũng mang nhiều tính suy tưởng hơn. Truyền hình thực tế, nói chung, đã làm tốt ở mức tốc độ khung hình cao, bởi mục tiêu của nó là trở nên thực nhất có thể.

Có thể hiểu rằng, càng nhiều thế hệ lớn lên quen với tốc độ khung hình cao hơn trong các video game, chương trình thể thao và truyền hình thực tế thì họ sẽ bắt đầu mong chờ việc phim điện ảnh và phim truyền hình cũng có tốc độ khung hình tương đương.

Có phải rằng việc cứ duy trì mãi ở tốc độ khung hình 24fps là lỗi của khán giả hay không? Liệu có phải rằng việc cứ tuân thủ mãi chuẩn 24 fps đã làm cho tâm trí chúng ta trở nên hạn hẹp trước bất kỳ sự thay đổi nào? Bằng cách nào đó thì những điều này đúng. Sau tất cả, tỉ lệ khung hình sẽ không phải là tiêu chuẩn cho tính nghệ thuật, giống như bất kỳ kỹ thuật làm phim khác, nó được chọn vì lý do kỹ thuật và lý do kinh tế. Ngoài ra, việc nó có đi xuống hay không thì hiệu ứng chuyển động là một tỉ lệ khung hình nhất định sẽ phù hợp với những loại hình dự án cụ thể.

Chúng ta sẽ không làm được gì nhiều, và chuyện này không chỉ đơn giản là việc bỏ cái di sản đó đi. Sự thật là 24fps có thể không phải là sự lựa chọn của nghệ thuật, nhưng thực tế thì đó là điều rất phổ biến ở hiện tại. Có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng tỉ lệ khung hình thấp hơn tạo ra sự mơ màng nơi bộ phim, vì vậy mà chuẩn 24fps trở nên phổ biến như vậy. Thật khó để tranh luận chống lại quan điểm đó. Nó trở thành một phần quan trọng trong quá trình sáng tác giống như việc sử dụng độ sâu trường ảnh. Cuối cùng, dù thế nào thì 24fps cũng chỉ giống như một tai nạn hạnh phúc. Rất có thể là, dù thế nào thì những nhà làm phim nghệ thuật cũng sẽ vẫn sử dụng nó và khán giả vẫn sẽ yêu thích nó.

Phần tiếp theo của Avatar sẽ rất đẹp với tỉ lệ khung hình 120fps và tự do sáng tạo để sử dụng những kỹ thuật kể chuyện khác nhau nhằm kể ra một câu chuyện tuyệt vời. Nếu nó phù hợp với dự án này, nó có thể tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời (một ví dụ điển hình là Saving Private Ryan sử dụng màn trập 90 và 45 độ). Thực tế thì tỉ lệ khung hình 24fps vẫn phù hợp với điện ảnh và nó sẽ luôn như vậy.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »