Một nghiên cứu của Trường Đại học Haifa, Israel vừa tìm ra một loại hoóc-môn tác động mạnh mẽ đến các hành vi ứng xử xã hội của con người, trong đó có tính đố kỵ.
Loại hoóc-môn này có tên là oxytocin do tuyến yên tiết ra, có khả năng làm tăng co thắt tử cung trong khi sinh và kích thích tiết sữa từ tuyến sữa của phụ nữ. Những nghiên cứu tâm lý trước đây đã coi oxytocin như là một loại “hoóc-môn tình yêu” vì chúng tác động mạnh mẽ đến những cảm xúc tích cực của con người như là thái độ tin tưởng, cảm thông và lòng khoan dung.
Thế nhưng, các nhà khoa học vừa mới phát hiện oxytocin cũng tác động lên cả những thái độ trái ngược của con người, như tính đố kỵ.
Họ chia những người tình nguyện ra thành hai nhóm và cho các nhóm này ngửi một hóa chất mà họ gọi là oxytocin. Nhưng thực chất chỉ có một nhóm ngửi oxytocin thật còn nhóm kia chỉ ngửi một loại hóa chất giả. Sau đó, tất cả được mời chơi một trò chơi may rủi ăn tiền với máy vi tính.
Sau trò chơi, những người ngửi chất oxytocin thật tỏ thái độ ghen tỵ và thèm muốn mạnh mẽ hơn khi thấy người khác được nhiều tiền hơn mình cũng như tỏ ra tự mãn hơn khi họ chiến thắng. Tuy nhiên, thái độ đố kỵ này chỉ nảy sinh trong khi chơi chứ không ảnh hưởng đến tính cách lâu dài của họ.
Như vậy, khi suy nghĩ của con người là lạc quan, oxytocin sẽ tạo nên những thái độ tích cực nhưng khi trong những hoàn cảnh bi quan, nó sẽ làm tăng những suy nghĩ ghen tỵ, tiêu cực ở con người.
Thế nhưng, các nhà khoa học vừa mới phát hiện oxytocin cũng tác động lên cả những thái độ trái ngược của con người, như tính đố kỵ.
Họ chia những người tình nguyện ra thành hai nhóm và cho các nhóm này ngửi một hóa chất mà họ gọi là oxytocin. Nhưng thực chất chỉ có một nhóm ngửi oxytocin thật còn nhóm kia chỉ ngửi một loại hóa chất giả. Sau đó, tất cả được mời chơi một trò chơi may rủi ăn tiền với máy vi tính.
Sau trò chơi, những người ngửi chất oxytocin thật tỏ thái độ ghen tỵ và thèm muốn mạnh mẽ hơn khi thấy người khác được nhiều tiền hơn mình cũng như tỏ ra tự mãn hơn khi họ chiến thắng. Tuy nhiên, thái độ đố kỵ này chỉ nảy sinh trong khi chơi chứ không ảnh hưởng đến tính cách lâu dài của họ.
Như vậy, khi suy nghĩ của con người là lạc quan, oxytocin sẽ tạo nên những thái độ tích cực nhưng khi trong những hoàn cảnh bi quan, nó sẽ làm tăng những suy nghĩ ghen tỵ, tiêu cực ở con người.